Giải quyết vấn đề rút vốn công ty cổ phần

5 /5 của 417 đánh giá
- Sau khi thành lập công ty cổ phần, trong quá trình hoạt động bạn thấy công ty có nhiều vấn đề xảy ra không phù hợp với tiêu chí đầu tư nên bạn quyết định xin rút vốn công ty cổ phần hay còn gọi là chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác. Vậy bạn có thể chuyển nhượng cổ phần hay không? Nếu được rút vốn công ty cổ phần thì hình thức và thủ tục thực hiện như thế nào?

vấn đề rút vốn công ty cổ phần

Nguyên tắc rút vốn công ty cổ phần(chuyển nhượng cổ phần)

- Phải tuân thủ theo quy định của luật doanh nghiệp và các luật liên quan hiện hành.
>>>Tham khảo: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần <<<

Quy định về chuyển nhượng cổ phần trong công ty Cổ phần theo luật doanh nghiệp

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật doanh nghiệp này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
- Khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp hiện hành: Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.
6. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
7. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
Quyết định rút vốn công ty công ty cổ phần là quan trọng, nó thay đổi cả tình hình tài chính của công ty nếu số vốn chuyển nhượng nhiều, vì vậy cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định rút ra khỏi hội đồng cổ đông. Một khi đã xác định góp vốn làm ăn kinh doanh thì lợi nhuận cùng hưởng và lỗ thì phải chịu do đó trước khi rút vốn, chuyển nhượng vốn cần xác định lợi nhuận, lỗ mà các bên tương ứng chịu với tỷ lệ vốn góp.
- Khi đã quyết định rút vốn công ty cổ phần thì bạn nên tham khảo: "Thủ tục chuyển nhượng cổ phần"
- Trong công ty cổ phần có nhiều loại cổ phần khác nhau và có rất nhiều quy định liên quan đến từng loại cổ phần. Để hiểu rõ hơn về các loại cổ phần và việc chuyển nhượng ra sao các bạn nên tham khảo: " Luật công ty cổ phần".

>> Xem thêm : Thủ tục giải thể khi đã thành lập doanh nghiệp <<<

>>>Thành lập công ty <<< Thành lập công ty TNHH >>>


Từ khóa liên quan: Công ty Cổ phần Cổ phần

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102