Thủ tục thành lập công ty du lịch nội địa mới nhất (A-Z)

5 /5 của 336 đánh giá

Để thành lập công ty du lịch nội địa mới nhất, các công ty phải đáp ứng nhiều điều kiện nhất định thì mới được cấp giấy phép. Vậy mở công ty du lịch nội địa cần điều kiện gì? Điều kiện thành lập công ty lữ hành nội địa cần vốn bao nhiêu? Để biết rõ những yêu cầu cụ thể là gì cũng như hồ sơ thủ tục thành lập công ty du lịch nội địa ra sao? Mời bạn đọc bài viết sau.

I/ Điều kiện thành lập công ty du lịch nội địa

Hiện nay, điều kiện mở công ty du lịch, cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm những yêu cầu sau:

- Doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh cần có ngành nghề dịch vụ lữ hành nội địa. Cụ thể Điều hành tua du lịch. Chi tiết: Kinh doanh lữ hành quốc tế nội địa, kinh doanh doanh lữ hành quốc tế quốc tế (Mã ngành 7912)

- Số vốn ký quỹ cần thiết là 100 triệu VNĐ, bởi dịch vụ lữ hành nội địa là một trong những ngành nghề có quy định vốn ký quỹ. Doanh nghiệp ký quỹ tại ngân hàng, có xác nhận cụ thể của ngân hàng nơi bạn thực hiện ký quỹ. Thực tế, trước năm 2017 thì dịch vụ lữ hành trong nước không cần vốn ký quỹ, nhưng từ 2017 trở đi thì có thêm quy định này. (Tham khảo chi tiết: Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty)

- Người đại diện, chủ công ty, giám đốc của công ty du lịch quốc nội phải là người có bằng cấp về lữ hành, tối thiểu là bằng trung cấp. Còn nếu chỉ có những bằng khác thì cần có chứng chỉ tối thiểu ở trình độ trung cấp của nghiệp vụ du lịch lữ hành trong nước. Cụ thể theo thông tư 6/2017 của Bộ VHTT& DL thì các loại bằng cấp sau sẽ được chấp nhận:

  • Du lịch lữ hành.
  • Quản trị lữ hành.
  • Quản lý, kinh doanh du lịch.
  • Du lịch.
  • Điều hành tour.
  • Marketing du lịch hoặc Quản trị du lịch và lữ hành.

II/ Quy trình thành lập công ty lữ hành nội địa

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty du lịch nội địa

Hồ sơ mở công ty lữ hành nội địa gồm những thành phần sau:

  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký thành lập.
  • Điều lệ của công ty
  • Danh sách thành viên và cổ đông của công ty.
  • CMND, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hay giấy phép đăng ký doanh nghiệp của những người liên quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh và chờ lấy kết quả

  • Doanh nghiệp mang hồ sơ nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi đặt địa chỉ công ty.
  • Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ xem xét hồ sơ và cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp cho bạn sau 3 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả lời lý do bằng văn bản.

Bước 3: Tiến hành hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp lữ hành

Để không bị XỬ PHẠT thì sau khi có giấy phép thành lập công ty, bạn cần hoàn tất những thủ tục sau:

  • Góp vốn vào doanh nghiệp lữ hành nội địa: Doanh nghiệp cần tiến hành góp vốn theo quy định trong thời hạ 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh. Số vốn góp vào công ty sẽ là số vốn được cam kết ban đầu giữa các thành viên, cổ đông công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền mặt, vàng, tài sản sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ...
  • Khắc con dấu và công bố mẫu dấu: Doanh nghiệp thực hiện khắc mẫu dấu và công bố mẫu dấu công khai lên cổng thông tin điện tử quốc gia. Mẫu dấu phải chứa đầy đủ thông tin như tên, mã số thuế, địa chỉ liên hệ của công ty.
  • Công bố thông tin đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp tiến hành công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép. Trường hợp không thực hiện đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu VNĐ.
  • Mua chữ ký số: Doanh nghiệp đăng ký mua chữ ký số để đóng thuế online, việc mua chữ ký số là rất cần thiết, bởi hiện nay rất ít cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế trực tiếp theo kiểu truyền thống.
  • Treo bảng hiệu công ty: Công ty lữ hành nội địa tiến hành treo bảng hiệu công ty trước công ty. Bảng hiệu cần chứa tên, mã số thuế, địa chỉ công ty. Vì cơ quan thuế có thể sẽ xuống kiểm tra nên việc treo bảng hiệu cần sớm thực hiện.
  • Phát hành hóa đơn: Công ty cần thông báo phát hành hóa đơn, in hóa đơn để sử dụng theo đúng quy định hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng: Doanh nghiệp tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty mình tại ngân hàng giao dịch. Chủ công ty mang CMND, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở tài khoản. Sau đó, báo số tài khoản lên Sở Kế hoạch và đầu tư.
  • Kê khai và đóng thuế: Doanh nghiệp lữ hành nội địa  sẽ phải tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài. Theo quy định mới nhất thì những công ty thành lập sau 25/2/2020 sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên.

Bước 4: Tiến hành xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa năm 2020

Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, rồi mới có thể kinh doanh. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những thành phần như sau:

  • Giấy chứng nhận có ký quỹ tối thiểu 100 triệu VNĐ tại ngân hàng. Có giấy xác nhận của ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ. Vốn ký quỹ này được sử dụng để bồi thường cho khách hàng trong trường hợp xảy ra rủi ro.
  • Văn bằng, chứng chỉ của chủ doanh nghiệp hay người trực tiếp điều hành, quản lý công ty du lịch lữ hành trong nước ( bản sao có công chứng hoặc nộp bản photo kèm bản chính để đối chiếu).
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao, có công chứng).
  • Quyết định có văn bản về hợp đồng giữa công ty với người sẽ chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh du lịch quốc nội.
  • Đơn đề nghị cơ quan pháp luật có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh du lịch nội địa.

>>> Nộp hồ sơ tại Sở Du lịch, Sở văn hóa Thể thao và du lịch. Khoảng từ 7 – 10 ngày, hồ sơ của bạn sẽ được xử lý. Nếu hồ sơ có bất cứ sai sót gì sẽ không được cấp giấy phép, do vậy, bạn cần hết sức lưu ý.

III/ Lưu ý quan trọng khi thành lập công ty du lịch nội địa

Lưu ý khi kê khai vốn điều lệ công ty du lịch

- Bởi vì ngành du lịch nội địa thuộc ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Do đó, doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ tối thiểu là 100 triệu đồng.

- Hoặc có thể kê khai vốn điều lệ cao hơn nếu doanh nghiệp có điều kiện về kinh doanh. Và số vốn này sẽ phải chứng minh bằng cách cung cấp tài liệu xác minh số dư tài khoản ngân hàng của chủ công ty.

Lưu ý về tên công ty

- Doanh nghiệp cần đặt tên cho công ty lữ hành nội địa của mình. Bởi tên sẽ thể hiện thương hiệu riêng và giúp phân biệt với những doanh nghiệp khác. Tên công ty phải có đủ câu trúc gồm loại hình công ty và tên riêng. Ví dụ:

  • Công ty cổ phần du lịch Hoa Sen
  • Công ty TNHH lữ hành nội địa Travel
  • Công ty tư nhân Thanh Hà

- Tên doanh nghiệp không trùng lặp, không gây nhầm lẫn, không dùng từ ngữ thiếu văn hóa. Thông thường bạn cần tiến hành tra cứu tên công ty trước khi sử dụng để tránh trùng lặp cũng như vi phạm quy định đặt tên. Ví dụ:

  • Nếu đã có công ty có tên là công ty du lịch Hoa Sen rồi thì bạn không thể sử dụng cái tên này nữa. Vì dù là loại hình công ty khác nhau, tên này vẫn bị đánh giá là trùng lặp.
  • Ngoài ra, bạn cũng không thể sử dụng tên Công ty du lịch Hoa Sen 1 hay công ty du lịch Tân Hoa Sen vì nó là tên vi phạm quy định tên gây nhầm lẫn.

Chọn loại hình doanh nghiệp:

- Khi thành lập doanh nghiệp lữ hành nội địa, bạn cần lựa chọn loại hình công ty phù hợp để tiến hành kinh doanh. Hiện nay, khi mở công ty bạn có thể chọn 1 trong 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến như công ty TNHH và công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty hợp danh

  • Loại hình công ty TNHH thì có thể có tối thiểu 1 – 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
  • Loại hình công ty cổ phần thì cần có tối thiểu 3 thành viên và không giới hạn số lượng thành viên.
  • Công ty tư nhân là công ty do 1 cá nhân làm chủ sở hữu, có thể có 1 thành viên.
  • Hiện nay, hầu như rất ít người đăng ký loại hình công ty hợp danh.

Lưu ý về người đại diện pháp luật

- Doanh nghiệp cần chọn người đại diện theo pháp luật để làm đại diện cho công ty khi đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động. Người đại diện pháp luật của công ty có thể là giám đốc, chủ tịch hay người được thuê về làm người đại diện.

- Doanh nghiệp cần đảm bảo luôn có 1 người đại diện pháp luật cư trú ở Việt Nam. Doanh nghiệp có thể chọn 2 – 3 người đại diện pháp luật.

- Trường hợp doanh nghiệp cảm thấy người đại diện pháp luật không còn phù hợp với công ty thì có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật để thay đổi người đại diện.

Lưu ý về địa chỉ công ty

- Địa chỉ doanh nghiệp lữ hành nội địa phải chính xác, không đặt địa chỉ ở chung cư, nhà tập thể. Có thể đặt địa chỉ công ty ở nhà riêng hoặc thuê địa chỉ đặt công ty. Một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty khác nhau. Ví dụ:

  • Địa chỉ công ty cần chính xác như: 481/7A Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TPHCM
  • Địa chỉ công ty KHÔNG THỂ đặt là Tầng 5, chung cư Ánh sao, phường 14, quận 10, TPHCM.

Xem thêm:

IV/ Tư vấn thành lập công ty lữ hành nội địa tại Nam Việt Luật

Để đảm bảo việc thành lập doanh nghiệp lữ hành nội địa năm 2020 của doanh nghiệp diễn ra thành công, thuận lợi, thì khi có bất cứ vướng mắc nào trong việc làm hồ sơ hay chuẩn bị những thủ tục thành lập doanh nghiệp, bạn hãy đến Nam Việt Luật để được tư vấn và hỗ trợ

  • Nam Việt Luật sẽ tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan để khách hàng biết cách xin giấy phép kinh doanh hoạt động du lịch lữ hành.
  • Hướng dẫn hoặc thay mặt doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật, tránh xảy ra sai sót.
  • Trao đổi với doanh nghiệp những việc cần làm trong tiến trình thành lập công ty lữ hành nội địa năm 2020. Ví dụ như hướng dẫn cụ thể, tư vấn chi tiết về hình thức công ty, đặt tên công ty. Ngành nghề kinh doanh, địa chỉ hoạt động chính...
  • Trường hợp nhận được yêu cầu và có giấy ủy quyền của khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty, Nam Việt Luật sẽ đại diện công ty du lịch quốc nội soạn thảo những hồ sơ, thủ tục liên quan trong việc xin các loại giấy phép.
  • Tiếp đến là thực hiện nộp, nhận kết quả và trả lại thủ tục hoàn thiện cũng như đầy đủ giấy phép hợp lệ cho khách hàng.
  • Sau khi giúp thành lập doanh nghiệp trọn gói xong, Nam Việt Luật còn hỗ trợ công bố thông tin công ty, khắc dấu, công khai dấu, hay in, mua hóa đơn, kê khai thuế, hướng dẫn công ty tiến hành đóng thuế để công ty không bị phạt.
  • Ngoài ra, Nam Việt Luật sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng những vấn đề liên quan hay những khúc mắc của doanh nghiệp khi công ty bắt đầu kinh doanh.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề thành lập công ty lữ hành nội địa năm mới nhất. Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để nhận tư vấn chi tiết hơn.

Từ khóa liên quan: Lữ hành

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102