Thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài bạn cần biết

5 /5 của 341 đánh giá

Những năm gần đây Việt Nam bước vào xu thế hội nhập vì thế việc thành lập công ty liên doanh nước ngoài ngày càng phổ biến với mục đích chuyển giao công nghệ sản xuất an toàn chất lượng. Đây cũng là hình thức được nhà nước khuyến khích. Để nắm rõ quy định về các loại hình doanh nghiệp liên doanh cũng như thủ thủ mở doanh nghiệp liên doanh, bài viết dưới sẻ trình bày chi tiết để độc giả tìm hiểu.
Thay-doi-thanh-vien-cong-ty-lien-doanh-voi-nuoc-ngoai

1. Các hình thức hợp tác đầu tư liên doanh với nước ngoài

- Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài.
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Thành lập Công ty Cổ phần.
- Thành lập Công ty Hợp danh.
- Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

2. Điều kiện cần đáp ứng khi thành lập công ty liên doanh là gì?

Cũng giống như các loại hình kinh doanh khác, muốn hợp tác liên doanh thì doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau theo Luật doanh nghiệp 2020

Về điều kiện của chủ thể đầu tư

Nếu là cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng tù nhân, đang không chịu các hình phạt hành chính khác theo quy định.

Nếu là pháp nhân (tổ chức kinh tế): Phải được thành lập hợp pháp, thực thi pháp luật đầy đủ và vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.

Về điều kiện  tài chính

Chủ đầu tư phải cam kết trách nhiệm với số vốn góp, chịu được rủi ro trong phần vốn góp, đảm bảo năng lực tài chính phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án.

Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào công ty phải là ngân hàng hợp pháp và được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Đăng ký vốn pháp định của công ty theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh

Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam (luật đầu tư, luật doanh nghiệp,…), các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận (cam kết WTO,…) và các quy định liên quan khác.

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh

- Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp.

Hồ sơ thành xin thành lập công ty liên doanh với nước ngoài

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất của cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
- Dự thảo Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của thành viên và cá nhân khác đối với công ty đăng ký những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

4. Thời gian đăng ký đầu tư

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư.

Nơi có thẩm quyền giải quyết cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn kinh doanh tại Việt Nam: Sở Kế hoạch và Đầu tư & UBND Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trên đây là những điều cần quan tâm khi có ý định hợp tác thành lập công ty liên doanh với nước ngoài. Hy vọng nộ dung bài viết sẽ giúp độc giả nắm rõ những quy định cần thiết liên quan đến việc liên doanh hợp tác với các đối tác nước ngoài. Nếu còn thắc mắc hoặc chưa nắm rõ thủ thành lập doanh nghiệp liên doanh nước ngoài , Hãy liên hệ trực tiếp với Nam Việt Luật để được tư vấn cụ thể.

 

Từ khóa liên quan: Liên doanh Nước ngoài

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102