Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh cho nhà đầu tư

5 /5 của 82 đánh giá

Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh cho nhà đầu tư

Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, nhằm mục đích tăng cường đầu tư phát triển kinh tế Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước cũng bảo đảm tạo môi trường cạnh tranh phát triển lành mạnh, bảo hộ đầu tư.

Nhà nước cho phép các nhà đầu tư tự do hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề không bị cấm, tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh.

Khi kinh tế hội nhập quốc tế, Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế - xã hội thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu tăng cường hoạt động đầu tư vào. Nhà nước cũng phải bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo môi trường bình đẳng, cạnh tranh công bằng.

Để đảm bảo cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm hoạt động đầu tư kinh doanh, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư 2014. Trong Luật có những quy định nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không bị xâm phạm bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể cả Nhà nước.

Nhà nước cũng chỉ có thể trung mua, trung dụng tài sản của nhà đầu tư trong các trường hợp được quy định trong Luật đầu tư Điều 9 Bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư nhưng sau đó phải thanh toán, bồi thường lại cho nhà đầu tư.

Kế tiếp đó là Điều 10 quy định hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư không bị nhà nước can thiệp vào.

Điều 10. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

1. Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;

b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;

đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý ngoại hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.

Để đảm bảo hoạt động đầu tư kinh doanh Nhà nước không được bắt buộc nhà đấu tư phải thực hiện hoạt động kinh doanh của mình theo những yêu cầu như :

+ Mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hay từ các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ trong nước.

+ Việc xuất nhập khẩu phải theo một chỉ tiêu, tỉ lệ, giá trị nhất định nào đó. Hạn chế số lượng, loại hàng hóa và dịch vụ. Dĩ nhiên trừ các trường hợp bị cấm theo quy định pháp luật.

+ Đạt được một tỉ lệ nội địa hóa với hàng hóa sản xuất trong nước, giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu, phát triển.

+ Phải cung cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho một địa điểm nào đó.

+ Phải đặt trụ sở chính theo yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý ngoại hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ.

Từ khóa liên quan:

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102