Người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm

5 /5 của 212 đánh giá

Người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm thì cần chuẩn bị những thủ tục gì, trình tự ra sao? Cần lưu ý điều gì? Bài viết sau sẽ thông tin chi tiết đến bạn.

I/ Trình tự và thủ tục cơ bản khi người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm

Khi người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm thì cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục và tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Tiến hành đăng ký góp vốn

Doanh nhân nước ngoài tiến hành đăng ký góp vốn, mua, bán chuyển nhượng vốn góp, cổ phần với công ty phần mềm của Việt Nam với cơ quan quản lý đầu tư có thẩm quyền. Thủ tục đăng ký cụ thể gồm:

  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân và cá nhân của doanh nhân ngoại quốc như hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, thẻ chứng minh nhân dân kèm theo bản giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu chủ đầu tư là tổ chức.( tất cả các giấy tờ có thể cung cấp bản sao có công chứng và xác nhận của lãnh sự).
  • Văn bản đăng ký góp vốn vào công ty phần mềm của Việt Nam. Kèm theo chi tiết về tỉ lệ vốn góp, tỉ lệ cổ phần, phần vốn góp mà bạn muốn mua, muốn sở hữu trong doanh nghiệp Việt Nam và chi tiết thông tin của công ty phần mềm mà doanh nhân nước ngoài dự định góp vốn.
  • Hồ sơ nộp cho Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp Việt Nam đặt
  • Giấy ủy quyền cho Nam Việt Luật khi doanh nhân ngoại quốc không trực tiếp tiến hành.

Bước 2: Tiến hành góp vốn, chuyển nhượng vốn góp cổ phần.

  • Doanh nhân của nước ngoài sau khi được chấp thuận góp vốn thì có thể thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam.
  • Hay tiến hành ký kết hợp đồng mua, bán và chuyển nhượng vốn góp, cổ phần với chủ công ty phần mềm.

Bước 3: Làm thủ tục thay đổi thành viên hay cổ đông công ty, thay đổi hình thức công ty

  • Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam sau khi nhận vốn góp của doanh nhân nước ngoài thì cần tiến hành làm thủ tục để thay đổi cổ đông sở hữu cổ phần, thay đổi thành viên sở hữu phần vốn góp ở trong công ty.
  • Ngoài ra, cần làm thủ tục thay đổi về loại hình của công ty nếu quá trình góp vốn của doanh nhân của nước ngoài làm thay đổi loại hình công ty. Nếu không thay đổi thì không cần làm thủ tục này.

II/ Những lưu ý không thể bỏ qua khi người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm

Khi người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm thì cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau:

  • Lưu ý về doanh nhân ngoại quốc: Doanh nhân nước ngoài phải là người có đủ tư cách pháp nhân cũng như tư nhân, là công dân hợp pháp. Có khả năng đầu tư, cung cấp được tài liệu chứng minh khả năng về tài chính cũng như năng lực góp vốn đầu tư vào công ty phần mềm của Việt Nam (có thể là báo cáo tài chính, số dư tài khoản ngân hàng hay sổ tiết kiệm...)
  • Lưu ý về công ty phần mềm: Công ty phần mềm phải là công ty ở Việt Nam, có giấy phép hoạt động hợp lệ được cấp khi mới thành lập công ty. Nếu công ty chưa có giấy phép kinh doanh thì cần làm hồ sơ để xin cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, như vậy mới có thể bắt đầu nhận vốn góp từ nước ngoài.
  • Lưu ý về tỉ lệ vốn góp: Theo quy định của luật pháp Việt Nam thì ngành nghề kinh doanh phần mềm không bị hạn chế về tỉ lệ vốn góp từ người nước ngoài. Tức là doanh nhân ngoại quốc có thể góp vốn không bị hạn chế ở mức tối thiểu hay tối đa và có thể góp với tỉ lệ từ 1% cho đến 100% vốn điều lệ của công ty phần mềm.
  • Lưu ý về đăng ký góp vốn: Trong lĩnh vực phần mềm, chủ đầu tư đến từ nước ngoài sẽ không cần phải làm thủ tục đăng ký góp vốn nếu tỉ lệ vốn góp hay số cổ phần muốn sở hữu, muốn mua nhỏ hơn 51%, trường hợp tỉ lệ này cao hơn 51% thì doanh nhân ngoại quốc phải làm hồ sơ đăng ký tiến hành góp vốn theo quy định.
  • Lưu ý về phương thưc góp vốn: Doanh nhân ngoại quốc có thể tiến hành góp vốn vào công ty phần mềm của Việt Nam bằng cách góp vốn trực tiếp hoặc thực hiện mua, bán, chuyển nhượng cổ phần. Thông thường, để thuận tiện cho việc góp vốn, chủ đầu tư của nước ngoài nên mở một tài khoản đầu tư trong ngân hàng của Việt Nam, rồi góp vốn qua tài khoản này.

Hy vọng những thông tin trên đây về vấn đề người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm ở Việt Nam sẽ hữu ích với bạn. Hãy liên hệ đến Nam Việt Luật để nhận tư vấn chi tiết hơn nếu có bất cứ băn khoăn nào.

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102