Những điều cần lưu ý khi thay đổi địa chỉ giấy phép kinh doanh

5 /5 của 172 đánh giá
Tối đa hóa lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là điều mà cách doanh nhân thành đạt luôn hướng đến. Vì thế để có được địa chỉ kinh doanh thuận tiện ngay từ ban đầu là rất khó, phải trải qua một khoảng thời gian những doanh nhân này mới tìm được địa chỉ thuận tiện nhất cho hoạt động kinh doanh.
Vậy lúc đó bạn cần phải lưu ý gì khi thay đổi địa chỉ giấy phép kinh doanh ?
Thủ tục thay đổi địa chỉ giấy phép kinh doanh chính là bước ngoặt lớn để khách hàng đến với doanh nghiệp bạn. Chính vì vậy, trước khi tiến hành thay đổi bạn nên tìm một địa chỉ thuận tiện nhất cho bạn cũng như cho khách hàng. Để họ dễ dàng đến với bạn hơn và kéo gần khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng. Kế đến, bạn nên chuẩn bị thật tốt hồ sơ thủ tục cho việc thay đổi địa chỉ trên giấy phép kinh doanh.
  • Thông báo thay đổi địa chỉ kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật ký);
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
  • Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi địa chỉ kinh doanh của chủ sở hữu công ty (do chủ sở hữu ký);
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
  • Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên)
Trên đây chính là 6 mục bạn cần lưu ý cho một hồ sơ đủ tiêu chuẩn để thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh. Bên cạnh đó, nếu bạn chuyển địa chỉ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố khác, hồ sơ của bạn cần có thêm: Bản sao Điều lệ đã sửa đổi của công ty và danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp Đại diện tiến hành các thủ tục. Đây có thể nói  là yếu tố không kém phần quan trọng cho việc thay đổi địa chỉ giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Nếu chủ doanh nghiệp là bạn không thể trực tiếp thực hiện những thủ tục trên, bạn có thể ủy quyền cho bất kỳ một luật sư nào bạn tin tưởng. Và người luật sư đó có trách nhiệm
  • Tiến hành nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp cho bạn để bạn luôn nắm rõ mọi việc.
  • Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp của bạn tại Cơ quan Công an có thẩm quyền (nếu việc thay đổi đăng ký kinh doanh dẫn đến thay đổi Dấu pháp nhân);
  • Nhận dấu và tiến hành công bố mẫu dấu cho chủ doanh nghiệp là bạn
Bất cứ việc làm nào cũng đều có hai mặt của nó, vì vậy việc thay đổi địa chỉ giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp bạn cũng sẽ làm mất đi những khách hàng cũ nếu bộ phận chăm sóc khách hàng của bạn hoạt động không tốt. Nhưng bên cạnh đó cũng sẽ mở ra những cơ hội mới cho bạn, từ khách hàng cho đến môi trường làm việc, tất cả đều mới sẽ là bước ngoặt lớn trong hoạt động của chính doanh nghiệp bạn.
Chính vì vậy, bạn nên bỏ chút thời gian suy nghĩ thật tốt về địa chỉ thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty hoặc bạn có thể thành lập chi nhánh công ty ở những địa điểm thuận lợi nhất, phù hợp nhất cho bạn cũng như cho khách hàng.
Nếu chủ doanh nghiệp là bạn đang sắp sửa bước một bước tiến mới nhưng vẫn còn khá nhiều điều băn khoăn, hãy liên hệ ngay với Nam Việt Luật để nhận được sự tư vấn cũng như hỗ trợ bạn về mọi vấn đề thuộc luật doanh nghiệp.
Bởi chúng tôi rất vui và hạnh phúc khi doanh nghiệp bạn đạt được nhiều thành tựu trong việc hoạt động kinh doanh.
Tham khảo thêm:
Nam Việt luật – bàn đạp pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp bạn.

Từ khóa liên quan: Địa chỉ công ty Giấy phép

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102