Những lưu ý khi thành lập công ty dược phẩm

5 /5 của 470 đánh giá

Một số lưu ý khi thành lập công ty dược phẩm trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thông tin cần chuẩn bị, thủ tục, điều kiện cần đáp ứng khi mở doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm.

Những lưu ý khi thành lập công ty dược phẩm – Đừng bỏ qua

Khi thành lập một công ty dược phẩm, doanh nghiệp cần phải lưu ý những vấn đề cơ bản như sau:

1. Các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cần có:

Dược phẩm là một lĩnh vực đòi hỏi điều kiện kinh doanh, do vậy, khi muốn mở một công ty kinh doanh về dược phẩm, bạn cần đảm bảo là có đủ giấy phép, chứng chỉ hành nghề cần thiết theo đúng quy định từng ngành nghề, một số giấy phép cần thiết như:

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm.
  • Chứng chỉ hành nghề dược.
  • Giấy phép đủ điều kiện hoạt động kinh doanh nhà thuốc tốt.
  • Chứng nhận chất lượng thuốc, dược phẩm đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm.

2. Thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị để mở công ty dược phẩm:

Khi muốn mở một doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm thì bạn cần soạn thảo hồ sơ để xin giấy phép thành lập công ty. Hồ sơ cụ thể gồm những thủ tục như sau:

  • Danh sách các thành viên cũng như cổ đông công ty, có thông tin đầy đủ.
  • Điều lệ của doanh nghiệp dược phẩm.
  • Giấy chứng minh nhân dân bản sao, hộ chiếu bản sao, thẻ căn cước công dân bản sao, kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao nếu đối tượng mở công ty là tổ chức.
  • Giấy đề nghị được cấp giấp phép đăng ký mở công ty dược phẩm theo quy định.
  • Giấy ủy quyền cho Nam Việt Luật tiến hành nếu chủ doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện.
  • Hồ sơ đăng ký công ty nộp tại phòng đăng ký kinh doanh. Hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy phép trong vòng 3 – 6 ngày.

3. Lưu ý về các thông tin của công ty cần chuẩn bị:

Một trong nhứng lưu ý khi thành lập công ty dược phẩm quan mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là về thông tin ban đầu của công ty như:

  • Đặt tên cho công ty: Tên công ty phải gồm loại hình công ty và tên riêng. Tên riêng này không giống với bất cứ công ty nào khác, tên riêng công ty không chứa các từ ngữ cấm sử dụng. (Để đặt tên công ty đúng pháp luật, hãy tham khảo ngay: Cách đt tên công ty).
  • Vốn điều lệ của công ty: Doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm sẽ phải đăng ký vốn điều lệ phù hợp khi mở công ty. (Tham khảo ngay: Vốn điều lệ là gì?).
  • Ngành nghề kinh doanh: Lĩnh vực dược phẩm có các ngành nghề với mã ngành khác nhau, doanh nghiệp cần chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện, khả năng của mình. Một số ngành nghề phổ biến, bạn có thể lựa chọn như: Dịch vụ bảo quản thuốc, Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu, Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc,Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu,Bán buôn thuốc, Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh, Sản xuất bao bì trực tiếp với thuốc.
  • Loại hình doanh nghiệp: Tùy vào mong muốn, khả năng, tính chất hoạt động của công ty, mà doanh nghiệp cần chọn ra loại hình công ty phù hợp nhất để xây dựng. Hiện nay, doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 4 loại hình sau làm hình thức công ty như: tư nhân, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, hợp danh. (Để biết ưu và hạn chế từng loại hình, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Các loại hình công ty).
  • Đặt địa chỉ công ty: Địa chỉ công ty phải chính xác, rõ ràng, phải là địa chỉ thật, có thể tận dụng nhà riêng để đặt địa chỉ hoặc thuê địa chỉ. Nếu doanh nghiệp thuê văn phong hay đất để làm địa điểm kinh doanh thì có thể lấy địa chỉ văn phòng làm địa chỉ công ty. (Tham khảo thêm: Cách đt đa ch công ty).

4. Lưu ý về những việc cần hoàn thành sau khi thành lập công ty dược phẩm

Sau khi được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, thì bạn phải:

  • Tiến hành công bố các thông tin về việc đăng ký công ty dược phẩm lên công thông tin điện tử quốc gia trong vòng nhiều nhất 30 ngày. Nếu không công bố đúng thời gian và quy trình sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đồng cho đến 2 triệu đồng tùy mức độ vi phạm.
  • Ngoài ra, còn phải tiến hành khắc con dấu trong của riêng doanh nghiệp chứa mã số thuế cũng như tên công ty.
  • Thực hiện công bố mẫu dẫu và phát hành, in hóa đơn để sử dụng.
  • Treo bảng hiệu của công ty và đăng ký chữ ký số để đóng thuế.
  • Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng để giao dịch, báo số tài khoản cho Sở Kế hoạch và đầu tư.

 >>> Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Nam Việt Luật để được hỗ trợ làm thủ tục này đầy đủ và nhanh chóng.

Trên đây là những lưu ý khi thành lập công ty dược phẩm mà doanh nghiệp cần chú ý. Nếu còn thắc mắc nào cần tư vấn, hãy liên hệ đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.

Từ khóa liên quan:

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102