Thủ tục thành lập công ty TNHH Một Thành Viên

5 /5 của 361 đánh giá

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên ra sao? Điều kiện thành lập công ty TNNH 1 Thành Viên ra sao? Trong bài viết này, Nam Việt Luật sẽ hướng dẫn thành lập công ty TNHH Một thành viên, đồng thời hướng dẫn các thủ tục Đăng ký mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số, nộp tờ khai thuế, nộp thuế môn bài... Qua đó giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian, công sức giảm thiểu chi phí khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Dưới đây là các thông tin thành lập công ty mà bạn cần tham khảo để hiểu rõ hơn.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ tiến hành thủ tục thành lập công ty TNHH Một thành viên

  • Chuẩn bị tên công ty, địa chỉ công ty, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh như hướng dẫn ở trên.
  • Đối với thành viên là cá nhân thì cần chuẩn bị: 04 bản sao y công chứng không quá 03 tháng 1 trong các giấy tờ CCCD/CMND/Hộ Chiếu.
  • Đối với thành viên là tổ chức cần chuẩn bị: Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh, và CCCD/CMND/Hộ chiếu.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH 1 Thành Viên;
  • Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên;
  • Và giấy tờ đã chuẩn bị ở trên như (CMND/hộ chiếu/CCCD, Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh);

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH Một thành viên

  • Nộp bộ hồ sơ đã được soạn thảo + CMND/Hộ chiếu/CCCD tới cơ quan đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.

Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Từ 3-5 ngày sau khi nộp hồ sơ. Đến ngày hẹn trả kết quả, Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền đến nhận kết quả giấy chứng nhận đặng ký doanh nghiệp nếu như hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác.

Bước 5 : Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp mới thành lập trên cổng thông tin quốc gia

  • Sau khi hồ sơ hợp lệ và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty cần thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty;
  • Lưu ý: Thời hạn doanh nghiệp cần thực hiện đăng bố cáo trên cổng thông tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

*Mức phạt khi doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định:

  • Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: Buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 6: Khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu công ty lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp

  • Công ty tiến hành khắc dấu tròn tại cơ sở được phép khắc dấu và sau đó nộp thông báo sử dụng mẫu dấu tại cơ quan đăng ký kinh doanh để được đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
  • =>Trên con dấu có thể thể hiện hình thức tùy ý. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc giao dịch với đối tác, ngân hàng thì cần thể hiện tối thiểu các nội dung như: Tên công ty tiếng Việt, Mã số thuế doanh nghiệp.

Bước 7: Đặt bảng hiệu và treo bảng hiệu tại trụ sở công ty

  • Doanh nghiệp bắt buộc phải treo bảng hiệu tại trụ sở và tự quyết định hình thức, kích thước bảng hiệu của công ty mình nhằm phục vụ việc quản lý của cơ quan nhà nước cũng như thuận tiện giao dịch với khách hàng đối tác. Trên bảng hiệu có các thông tin sau đây: Tên công ty, Địa chỉ công ty, mã số thuế, ngành nghề kinh doanh, số điện thoại...v...v. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập và nhỏ có thể lựa chọn các kích thước 20x30, 25x35 chất liệu Mica dán trước cửa công ty.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien-1

Bước 8: Các bước liên quan đến Thuế, Ngân hàng sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + Con dấu

Bước 8.1. Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 8.2. Mua chữ ký số khai thuế điện tử

Bước 8.3. Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử

  • Công ty dùng chữ ký số đăng ký nộp thuế điện tử, sau khi được thuế chấp nhận và được ngân hàng xác nhận là hoàn thành việc đăng ký nộp thuế điện tử.

Bước 8.4. Nộp tờ khai môn bài + Nộp thuế môn bài qua mạng

8.4.1. Nộp tờ khai môn bài

  • Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài:
  • Nếu doanh nghiệp đăng ký thành lập mà lựa chọn ngày hoạt động trùng với ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng đó.
  • Ví dụ:
  • + Nếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ra ngày 04/06/2018 thì thời hạn cuối cùng phải nộp tờ khai thuế môn bài là ngày 30/06/2018;
  • + Nếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ra ngày 28/06/2018 thì thời hạn cuối cùng phải nộp tờ khai thuế môn bài là ngày 30/06/2018;
  • Nếu doanh nghiệp đăng ký thành lập mà lựa chọn ngày hoạt động khác với ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài là ngày thứ 30 sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Ví dụ:
  • + Nếu ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngày 15/08/2018, ngày đăng ký hoạt động là 01/09/2018 => Thời hạn cuối cùng phải nộp tờ khai thuế môn bài là ngày 15/09/2018.
  • *Nếu không tuân thủ thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài thì doanh nghiệp sẽ chịu mức phạt hành chính theo thông tư 166/2013/ TT-BTC của bộ tài chính như sau:
TT Số ngày chậm nộp Mức phạt
1 1 đến 5 ngày Phạt cảnh cáo
2 5 đến 10 ngày 400.000 đến 1.000.000 đ
3 10 đến 20 ngày 800.000 đến 2.000.000 đ
4 20 ngày đến 30 ngày 1.200.000 đến 3.000.000 đ
5 30 ngày đến 40 ngày 1.600.000 đến 4.000000 đ
6 40 ngày đến 90 ngay 2.000.000 đến 5.000.000 đ

8.4.1. Nộp thuế môn bài qua chữ ký số điện tử (Sau khi nộp tờ khai môn bài)

  • Doanh nghiệp cần nộp đủ số tiền đóng thuế môn bài theo mức vốn điều lệ đã đăng ký vào tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp mình.
  • Bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử, doanh nghiệp sẽ nộp thuế môn bài qua mạng (Nếu doanh nghiệp chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua để thực hiện được bước đóng thuế môn bài qua mạng. Vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ chữ ký số điện tử).
  • *Thời hạn nộp thuế môn bài:
  • Trong năm đầu mới thành lập: Doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài trong vòng 30 ngày sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã nộp Tờ khai môn bài
  • Các năm tiếp theo: Doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài trước ngày 30/01 hàng năm.
  • Mức đóng thuế môn bài:*
  • Doanh nghiệp phải nộp mức thuế môn bài là  3.000.000 đồng/ năm nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ. Nếu doanh nghiệp được thành lập trước ngày 30/06 thì đóng 100% thuế môn bài = 3 triệu; Nếu doanh nghiệp được thành lập sau ngày 30/06 thì đóng 50% thuế môn bài = 1,5 triệu
  • Doanh nghiệp phải nộp mức thuế môn bài là  2.000.000 đồng/ năm nếu vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống ; Nếu doanh nghiệp được thành lập trước ngày 30/06 thì đóng 100% thuế môn bài = 2 triệu; Nếu doanh nghiệp được thành lập sau ngày 30/06 thì đóng 50% thuế môn bài = 1 triệu
  • *Mức phạt nếu chậm nộp tiền thuế môn bài theo thông tư 130 /2016 TT-BTC của bộ tài chính:
  • Số tiền phạt = số tiền thuế môn bài chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp.
  • Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có vốn điều lệ là 5 tỷ, chậm nộp tiền thuế môn bài 60 ngày thì số tiền phạt được tính như sau:
  • Số tiền phạt = 2.000.000 đ x 0.03% x 60 = 36.000 đ

Bước 8.5. Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế cấp Quận/huyện sở tại

  • Công ty tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).

Bước 9. Thực hiện việc báo cáo thuế, làm sổ sách định kỳ hàng tháng,quý, năm

  • + Từ sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần bắt buộc phải có tối thiểu 01 kế toán có trình độ chuyên môn thực hiện công việc kê khai thuế định kỳ. Ở đây doanh nghiệp có các phương án sau:
  • : Tự báo cáo thuế và làm sổ sách định kỳ (Đòi hỏi cần có chuyên môn + kinh nghiệm làm báo cáo thuế);+ Thứ nhất
  • Thuê 01 kế toán có trình độ và kinh nghiệm thực hiện việc báo cáo thuế;+ Thứ hai:
  • + Thứ hai: Thuê dịch vụ kế toán để thực hiện việc báo cáo thuế và tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp. Lưu ý quan trọng: Đây là công việc quan trọng bậc nhất trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Nếu Khi thành lập doanh nghiệp ra mà các bạn không thực hiện hoặc không biết để thực hiện bước này thì sau này doanh nghiệp của bạn sẽ bị vướng mắc về thuế và bị phạt rất nặng.

 

Tìm hiểu trước khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Cách đặt tên công ty TNHH Một thành viên bằng tiếng Việt:

  • Khi đặt tên công ty TNHH 1 thành viên thì bao gồm 2 thành tố theo thứ tự sau đây:
  • Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.
  • Ví dụ: Thành tố thứ nhất: Công ty TNHH; Thành tố thứ hai: Thương Mại Dịch Vụ Triều An
  • Ví dụ: Công ty TNHH Một Thành Viên Tư Vấn An Sa

*Đặt tên công ty TNHH 1 thành viên bằng chữ tiếng Anh được hay không?

Trả lời: Được

  • Tên công ty TNHH 1 thành viên được viết được bằng chữ cái Latinh trong bảng chữ cái của Việt Nam, và chữ dùng trong viết tiếng Anh cũng nằm trong bảng chữ cái giống như bảng chữ cái tiếng Việt, do vậy đối với câu hỏi trên, Nam Việt Luật trả lời cách đặt tên công ty viết bằng chữ tiếng Anh là được.
  • Ví dụ đặt tên công ty như thế này là phù hợp theo quy định của pháp luật, miễn sao không trùng, không gây nhầm lẫn với tổ chức doanh nghiệp khác là được.
  • Ví dụ: CÔNG TY TNHH  Một thành viên NEWSTAR,
  • Ví dụ: Công ty TNHH MTV Happy Green
  • Ví dụ: CÔNG TY TNHH MTV DCHJ

*Cách đặt tên viết tắt của công ty TNHH Một thành viên:

  • Tên viết tắt của công ty TNHH 1 thành viên được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
  • Ví dụ: Tên tiếng Việt Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Song Long => Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể đặt: Công ty TNHH TVDT SL
  • Ví dụ: Tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp: Song Long Investment Consulting Company Limited => Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể đặt: SLIC Company Limited.

Cách đặt địa chỉ công ty TNHH 1 thành viên:

  • Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Do vậy khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên, các bạn chỉ cần xác định địa chỉ của công ty có đủ các thông tin theo quy định bên trên là được chấp nhận. Trừ trường hợp địa chỉ công ty đặt ở chung cư nằm ở những tầng chỉ để ở và không có chức năng thương mại thì sẽ không được chấp nhận.

Cách kê khai vốn điều lệ thành lập công ty TNHH Một thành viên:

  • Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
  • Bạn cần kê khai vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh thực tế của bạn vì công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã khai đó.
  • Ví dụ: Kinh doanh mặt hàng quần áo thông thường thì có thể khai mức vốn vừa phải như 400 triệu, 800 triệu, 1 tỷ tùy theo quy mô của bạn. Còn kinh doanh thương mại ô tô giá trị lớn có thể kê khai mức vốn điều lệ 10 tỷ, 15 tỷ....v..v.

Đóng thuế môn bài theo mức vốn điều lệ đăng ký:

  • Từ 01/01/2017 doanh nghiệp đóng thuế môn bài theo mức vốn điều lệ công ty đăng ký như sau:
  • Theo quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Các doanh nghiệp nộp thuế Môn bài căn cứ vào vốn điều lệ công ty đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo biểu như sau:
STT Vốn điều lệ đăng ký
(VNĐ)
Thuế môn bài cả năm (VNĐ) Thuế môn bài nửa năm (VNĐ)
1 Trên 10 tỷ VNĐ 3,000,000 1,500,000
2 Từ 10 tỷ VNĐ trở xuống 2,000,000 1,000,000
  • Nếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp vào khoảng thời gian từ 01/01 đến 30/06 thì công ty phải đóng mức thuế môn bài cả năm.
  • Nếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp vào khoảng thời gian từ 01/07 đến 31/12 thì công ty phải đóng mức thuế môn bài nửa năm.
  • Nghĩa là: 
  • + Công ty thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên.
  • + Công ty thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài ở bảng trên.
  • >>>Xem thêm: Vốn điều lệ là gì?

Cách chọn người đại diện theo pháp luật khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên:

  • 1. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Các chức danh làm đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên có thể là: Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, hoặc các chức danh quản lý khác được quy định tại điều lệ công ty.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp =>
  •  <<<Quy định về người đại diện theo pháp luật>>>Xem thêm:
  • => Đây là điểm đổi mới của luật doanh nghiệp 2020 và 2014 so với luật doanh nghiệp 2005, loại hình công ty TNHH và công ty Cổ Phần có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật để đáp ứng linh động được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Còn luật doanh nghiệp cũ 2005 thì mỗi doanh nghiệp chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật.

Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty TNHH Một thành viên:

  • Ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau này, ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi mình đặt trụ sở hay không? Ngành nghề của mình đã khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay chưa? Ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế của từng địa phương hay không? Mình phải đăng ký ngành nghề như thế nào để vừa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại và dự định được những ngành nghề có kế hoạch hoạt động và phát triển trong tương lai.
  • Nếu bạn dự tính đăng ký ngành nghề kinh doanh Bất động sản thì phải nắm được những quy định về ngành nghề kinh doanh bất động sản, yêu cầu hiện nay khi đăng ký ngành này là phải đăng ký vốn điều lệ là 20 tỷ mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiêp. Còn đăng ký ngành môi giới bất động sản thì không có yêu cầu về vốn.
  • Nếu bạn dự tính đăng ký ngành nghề kinh doanh bên thiết kế xây dựng, thì các bạn phải nắm được quy định về ngành nghề kinh doanh là phải có chứng chỉ chuyên ngành tương ứng với các ngành nghề mình đăng ký.
  • Nếu dự tính đăng ký ngành nghề kinh doanh bên sản xuất thì yêu cầu phải nắm những quy định về địa điểm dự định đặt cơ sở sản xuất có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương đó, những yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, quy hoạch khu dân cư…
  • Để thuận tiện cho việc tra cứu những quy định về ngành nghề kinh doanh mà các bạn dự định đăng ký, Nam Việt Luật đã tổng hợp chi tiết các bảng hệ thống ngành nghề để các nắm bắt theo dõi và có hướng đăng ký phù hợp. Đặc biệt ngành nghề kinh doanh hiện nay được đăng ký theo hệ thống ngành kinh tế cấp 4.


Ví dụ: Doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo 2 bước sau:
Bước 1: Truy cập vào bảng: Hệ thống ngành nghề kinh tế cấp 4 kéo xuống dưới và tìm đến mục ngành nghề kinh doanh bất động sản
Bước 2: tra cứu ngành nghề kinh doanh bất động sản tương ứng với mã ngành cấp 4 như dưới đây và ghi vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien

>>>Tham khảo thêm:
Thủ tục thành lập công ty Cổ Phần
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Ưu và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất!

Trên đây là một số thông tin về thành lập công ty TNHH 1 thành viên. để được tư vấn miễn phí thành lập công ty TNHH Một thành viên.công ty Nam Việt Luật. Nếu trong quá trình thực hiện thủ tục có bất kỳ vướng mắc nào mà không thể tự giải quyết, vui lòng liên hệ thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viênTrên đây là toàn bộ

Từ khóa liên quan: Công ty TNHH

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102