Thành lập công ty sách - Hướng dẫn chi tiết

5 /5 của 119 đánh giá

Bạn đang muốn thành lập công ty sách nhưng lại đang vướng mắc về thủ tục, hồ sơ? Không biết điều kiện thành lập công ty sách là gì? Tham khảo nội dung Nam Việt Luật tổng hợp về thủ tục mở công ty sách với chi tiết những việc cần thực hiện trước và sau khi hoàn thành việc đăng ký kinh doanh để đưa công ty đi vào hoạt động nhanh nhất.

I. Những thông tin cần chuẩn bị trước khi làm thủ tục đăng ký thành lập công ty sách

Trước khi tiến hành việc đăng ký lập công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn các phần thông tin quan trọng sau đây để điền vào hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

1/ Tên công ty sách muốn thành lập

- Tên mà bạn sẽ đặt cho công ty sách của mình. Lưu ý là tên không được trùng lặp, không giống với công ty khác. (Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty).

2/ Địa chỉ làm trụ sở của công ty

- Địa chỉ chính thức mà bạn dự định mở công ty cũng như đặt văn phòng làm việc. (Tham khảo ngay: Cách đặt địa chỉ công ty).

3/ Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

- Loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn sử dụng là gì, là trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, tư nhân hay cổ phần. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).

4/ Lựa chọn đúng nghành nghề đăng ký kinh doanh

- Ngành nghề muốn kinh doanh chính ra sao, mã ngành như thế nào? Đối với trường hợp này, doanh nghiệp có thể chọn ngành liên quan đến buôn bán hoặc Xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ và các hoạt động xuất bản khác. – Các ngành nghề cùng mã ngành tương ứng doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh gồm:

Ngành nghề

Mã ngành

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết: Bán buôn các mặt hàng: Sách các loại, văn hoá phẩm, văn phòng phẩm, xuất bản phẩm.

4649

Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

4761

Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ

5813

Xuất bản các danh mục chỉ dẫn và địa chỉ

5812

Xuất bản sách

5811

Hoạt động xuất bản khác

5819

>>Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh

5/ Chuẩn bị đủ vốn điều lệ theo quy định

- Vốn điều lệ mà công ty dự định kê khai là bao nhiêu, có phù hợp với tính chất, điều kiện của công ty không? (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).

- Số vốn tối thiểu bạn cần có khi muốn thành lập doanh nghiệp nhậu khẩu là bao nhiêu? (Tham khảo: Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?)

6/ Cử người đại diện pháp luật có năng lực phù hợp

- Người đại diện theo pháp luật sẽ là người chịu trách nhiệm chính đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với đối tác cá nhân hoặc tổ chức khác.

- Chức danh người đại diện là Giám Đốc (Tổng giám đốc), chủ tịch Hội đồng thành viên/quản trị, và các chức danh quản lý  khác tùy thuộc vào điều lệ công ty quy định.

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định phải thường trú tại Việt nam. Trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp. Người được ủy quyền được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện chính thức.

Tham khảo thêm quy đinh về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật.

Dựa theo các thông tin đã chuẩn bị, các bạn có thể tự soạn hồ sơ thành lập công ty sách  theo trình tự. Hoặc có thể liên hệ với Nam Việt Luật  để soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp một cách đây đủ và nhanh nhất.

II. Hồ sơ thành lập công ty sách

Sau khi có đầy đủ các thông tin, doanh nghiệp cần cung cấp các giấy tờ tùy thân của người đại diện và điền đầy đủ thông tin vào các mẫu giấy cụ thể dưới đây.

1/ Giấy tờ tùy thân

CMND/Hộ chiếu của thành viên công ty (sao công chứng không quá 3 tháng), CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực không quá 15 năm.

2/ Hồ sơ đăng ký

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

- Điều lệ Công ty.

- Danh sách chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề cần chứng chỉ)

- Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 2TV, Cổ phần).

- Giấy ủy quyền/giấy giới thiệu cho người nộp hồ sơ.

 Như vậy, doanh nghiệp có thể ủy quyền cho bên thứ ba thay thế mình thực hiện các thủ tục thành lập công ty sách. Đây là hình thức mà Nam Việt Luật cũng đã đại diện và thực hiện dịch vụ thành lập công ty thành công cho rất nhiều đơn vị.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như trên, tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại.

Trong vòng 3 -5 ngày làm việc nếu như hồ sơ hợp lệ thì công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì công ty sẽ nhận được thông báo kết quả cùng hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ.

III. Những điều phải làm sau khi thành lập công ty sách

Nếu không muốn bị phạt tiền và hoạt động doanh nghiệp không thể thuận lợi thì khi thủ tục thành lập công ty hoàn tất, bạn cần thực hiện những việc như:

1/ Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Bạn cần lên cổng thông tin quốc gia để đăng kí thông báo công khai những thông tin thành lập công ty. Việc này cần được thực hiện trong tối đa 30 ngày từ khi được Sở KT&ĐT cấp giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh những thiết bị phục vụ in ấn. Nếu không công ty có khả năng bị phạt từ 1 triệu VNĐ hoặc 2 triệu VNĐ, tùy vào tính chất vi phạm.

2/ Tiến hành khắc con dấu doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải thực hiện khắc con dấu. Lưu ý mẫu dấu cần rõ ràng, thể hiện đầy đủ thông tin nổi bật của doanh nghiệp như tên của công ty và mã số đăng ký công ty.

3/ Doanh nghiệp phải kê khai thuế và đóng thuế

Công ty cần thực hiện kê khai và nộp tờ kê khai thuế đầy đủ, đúng thời hạn sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, doanh nghiệp cần đóng những loại thuế như:

+ Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng theo mức lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp.

+ Thuế môn bài, đóng sau khi công ty thành lập, trong vòng 30 ngày. Mức thuế môn bài do mức vốn điều lệ công ty kê khai quyết định.

4/ Góp vốn đúng thời hạn

Thành viên, cổ đông công ty phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

>>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp

5/ Thuê kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

Công ty  sách cần thuê một kế toán để có thê quyết toán sổ sách, thuế ban đầu, nộp tờ khai thuế đúng quy định. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Nam Việt Luật.(Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật).

6/ Mua chữ ký số để đóng thuế online

Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online. Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

7/ Đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty

Công ty sách cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.

8/ Phát hành hóa đơn và treo bảng hiệu công ty

+ Công ty cần tiến hành phát hành thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng và đặt in hóa đơn để sử dụng. Nếu không doanh nghiệp cũng có thể đặt mua hóa đơn từ cơ quan thuế.

+ Ngoài ra, công ty cần đặt làm bảng hiệu công ty có đầy đủ những thông tin cần thiết và thực hiện treo bảng hiệu công ty theo đúng quy định và thuận tiện cho việc quản lý.

Trên đây, là phần tổng hợp những quy định về thủ tục thành lập công ty sách. Hy vọng, nội dung bài viết phần nào giúp độc giả hiểu rõ về điều kiện mở công ty sách cũng như trình tự thực hiện đăng ký kinh doanh. Nếu có vướng mắc bất cứ vấn vướng mắc gì liên quan đến việc thành lập công ty hãy liên hệ cho Nam Việt Luật để nhận được tư vấn tốt nhất nhé!

Từ khóa liên quan:

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102