TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có làm thay đổi phương thức hoạt động của công ty hay ảnh hưởng đến tên pháp nhân và các quyền lợi của công ty như các hạng mục đã đăng ký trước đó với cơ sở pháp lý của Việt Nam hay không? Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì? Quy trình thực hiện thay đổi loại hình doanh nghiệp cùng thời gian hoàn thành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có nhanh chóng hay không? Nếu bạn đang có những vấn đề không thể giải đáp khi thay đổi loại hình doanh nghiệp, hãy tham khảo ngay bài viết sau chắc chắn đây sẽ là bài viết đem đến những thông tin quy định pháp lý rất hữu ích dành riêng cho các cá nhân, doanh nghiệp.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại, cơ cấu lại doanh nghiệp mà không phải hoàn toàn chấm dứt hoạt động. Nói cách khác, công ty đó sẽ hoạt động dưới dạng một loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp không được tự ý chuyển đổi mà phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp mới có quyền được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nhưng vẫn kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ (khoản ngân), gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
  • Doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty Cổ Phần, và từ công ty Cổ Phần chuyển sang công ty TNHH 1 thành viên, hoặc 2 thành viên trở lên, từ doanh nghiệp tư nhân chuyển sang công ty TNHH,…đảm bảo điều kiện cũng như quy đinh của pháp luật.
  • Thay đổi loại hình doanh nghiệp sẽ giúp công ty tăng hiệu quả kinh doanh, chuyên nghiệp hóa quản trị, đồng thời giải quyết những khó khăn pháp lý, phù hợp với quy mô, phát triển và sự định hướng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Mặt khác, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp giúp doanh nghiệp không phải giải thể nếu không đủ số lượng thành viên tối thiểu mà pháp luật quy định.

Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ loại hình công ty này sang loại hình công ty khác theo các trường hợp dưới đây:

  • Chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên
  • Chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH hai thành viên
  • Chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên
  • Chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần
  • Thay đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên thành công ty TNHH một thành viên
  • Thay đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên thành công ty cổ phần
  • Thay đổi loại hình từ Công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên
  • Thay đổi loại hình từ Công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên

Lưu ý một số loại hình doanh nghiệp không thể chuyển đổi:

  • Doanh nghiệp tư nhân không được chuyển thành công ty cổ phần
  • Công ty 1 thành viên không được chuyển thành công ty cổ phần
  • Công ty chỉ có duy nhất 2 thành viên không được chuyển lên công ty cổ phần
  • Công ty có điều kiện chuyển sang loại hình khác phải chứng minh lại điều kiện đó
  • Việc chuyển đổi loại hình chỉ được thực hiện từ DNTN lên TNHH, từ TNHH lên công ty cổ phần, DNTN không thể chuyển đổi trực tiếp lên công ty cổ phần.

Tại sao cần thay đổi loại hình doanh nghiệp?

  • Khi doanh nghiệp của bạn đang rơi vào tình trạng khó khăn về nguồn vốn thì việc tồn tại và phát triển thực sự là một thách thức. Có thể thấy số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể không ngừng tăng cao. Ngoài giải pháp tạm ngừng, giải thể.
  • Một phương án khác được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Điều này đáp ứng và phù hợp với khả năng và tình hình phát triển công ty. Phương án này giúp không ít doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng, tái tạo cơ cấu tổ chức, xây dựng vốn đầu tư và phát triển trong kinh doanh.

Doanh nghiệp của bạn nên thay đổi loại hình doanh nghiệp tránh bị giải thể hoặc chấm dứt kinh doanh do vi phạm quy định pháp luật về thành lập công ty khi:

  • Công ty bạn đang bị thiếu nguồn vốn đầu tư dự án, muốn có các thành viên mới góp vốn thì lúc này sẽ phải tiến hành các thủ tục chuyển đổi loại hình công ty TNHH 1 thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
  • Doanh nghiệp bạn là công ty TNHH 2 thành viên trở lên đang cơ cấu lại vốn góp hoặc sự kiện pháp lý nào đó dẫn đến chỉ còn một chủ sở hữu hoặc vượt quá 50 thành viên theo quy định của pháp luật thì phải tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp.
  • Doanh nghiệp tư nhân do sự kiện pháp lý không còn là một chủ sở hữu nữa thì phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Nếu bạn là công ty cổ phần do cơ cấu lại vốn hoặc sự kiện pháp lý nào đó mà công ty có dưới 3 cổ đông thì cũng phải tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty trách nhiệm hữu hạn.

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị:

Khi bạn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì không cần thay đổi giấy phép kinh doanh mà chỉ cần chuẩn bị đủ các hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định và thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi tại phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp, đồng thời bạn cần thay đổi loại con dấu công ty và mã số thuế của doanh nghiệp bạn, hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm:

  • Biên bản họp về việc chuyển đổi;
  • Quyết định về việc chuyển đổi;
  • Giấy đề nghị thay đổi loại hình Công ty;
  • Danh sách Thành viên/Cổ đông Công ty;
  • Dự thảo Điều lệ Công ty chuyển đổi
  • Các tài liệu cần thiết khác

Quy trình cần thực hiện khi thay đổi loại hình công ty.

  • Trước tiên doanh nghiệp cần họp Hội đồng cổ đông về việc quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Soạn thảo hồ sơ chuyển đổi loại hình công ty theo quy định của pháp luật
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ chuyển đổi loại hình tới Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty sau khi chuyển đổi.
  • Tiến hành thủ tục đổi lại Con dấu của Công ty

Lưu ý:

  • Để chuyển đổi mô hình kinh doanh một cách thuận tiện và đúng pháp luật, việc giải quyết vấn đề về tài sản cố định, công nợ là điều cần thiết
  • Các doanh nghiệp trước khi hoàn thành thủ tục chuyển đổi cần phải cam kết chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa được thanh toán của doanh nghiệp và cam kết sẽ thanh toán đầy đủ trước khi chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp khác

Các quy định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo luật mới nhất

Điều 202. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần

1. Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:

a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;

b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;

d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.

3. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Điều 203. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây:

a) Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;

b) Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;

c) Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

2. Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công ty chỉ còn lại một cổ đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, công ty gửi hồ sơ chuyển đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Điều 204. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo phương thức sau đây:

a) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;

b) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

c) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

d) Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;

đ) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.

2. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Điều 205. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;

d) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Dịch vụ thay đổi loại hình doanh nghiệp

TLDN VN là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ cho khách hàng. Bạn sẽ được hỗ trợ chuyển đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp trọn gói với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong việc hỗ trợ thủ tục pháp lý, kế toán- thuế,…. Chúng tôi tự tin sẽ mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng khi lựa chọn dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của Nam Việt Luật. Bạn chỉ cần liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ nhận được:

  • Tư vấn về thủ tục chuyển đổi loại hình công ty ưu và nhược điểm của từng loại hình khác nhau
  • Tư vấn cụ thể từng yêu cầu thay đổi cho khách hàng trong quá trình chuyển đổi loại hình công ty
  • Soạn thảo bộ hồ sơ chuyển đổi loại hình công ty
  • Thay mặt quý khách hàng tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Khắc dấu, công bố mẫu dấu công ty mới
  • Bàn giao cho quý khách các giấy tờ liên quan đến việc chuyển đổi sau thời gian đã thoả thuận
  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ nội bộ công ty sau khi chuyển đổi
  • Tư vấn thủ tục thuế, kế toán, và các vấn đề liên quan đến pháp luật miễn phí cho công ty.
  • ​Trả kết quả tận nhà cho khách hàng đúng thời gian kí kết hợp đồng
  • Chi phí tiết kiệm giúp khách hàng không phải đi lại nhiều lần.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến thành lập công ty, thay đổi giấy phép kinh doanh, thay đổi giấy phép đầu tư, thành lập hộ kinh doanh cá thể, đăng ký nhãn hiệu độc quyền… vui lòng liên hệ ngay đến số Hotline để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn miễn phí!

Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH 2 thành viên

Sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân. Bạn muốn chuyển đổi loại hình doanh...

Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty cổ phần

Khi công ty TNHH 1 thành viên muốn tăng nguồn vốn để mở rộng kinh...

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên

Công ty cổ phần trong quá trình hoạt động vì nhiều lý do khác nhau...

Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH 1 thành viên

Đối với các doanh nghiệp tư nhân khi muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp...

Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành 2 thành viên trở lên

Khi công ty TNHH 1 thành viên muốn huy động vốn từ một hoặc một...

Chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên thành 1 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp danh cho...

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên là hình...

Chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên thành công ty cổ phần

Sự thay đổi về số lượng thành viên hoặc do nhu cầu thay đổi về cơ...

Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp ra sao? Hộ...

0782222229
0909608102
button