THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI

Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài cần những gì? Bạn là nhà đầu tư nước ngoài hoặc là đối tác đang tìm hiểu thủ tục thành lập công ty có yếu tố nước ngoài? bạn đang muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn đang băn khoăn không biết quy trình thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hãy cùng TLDN VN đi tìm câu trả lời dưới bài phân tích dựa trên kinh nghiệm thực tiễn dưới đây. Nếu trong quá trình thực hiện có vướng mắc thủ tục, vui lòng liên hệ TLDN VN để được tư vấn miễn phí!

Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài

Quy trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như thành lập doanh nghiệp liên doanh có yếu tố nước ngoài sẽ làm theo bước:

  • Bước 1: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
  • Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 3: Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu và báo cáo thuế định kỳ hàng tháng/quý/năm.

Ngoài ra sau khi thực hiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trong quá trình hoạt động muốn thay đổi bổ sung bất cứ nội dung gì liên quan gì thì lúc đó cần thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VN cam kết sẽ tư vấn giúp Quý khách hiểu rõ hơn về thủ tục, quy định pháp lý cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam một cách rõ ràng nhất, tư vấn những thắc mắc của nhà đầu tư như thủ tục thực hiện thế nào, thời gian thực hiện bao lâu, ai có quyền thành lập doanh nghiệp, làm gì để đáp ứng các điều kiện để xin giấy phép, và thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp liên doanh và làm sao xin cấp giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh nhanh nhất… Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!

Hồ sơ thành lập công ty vốn nước ngoài

Hồ sơ đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

Người nước ngoài trực tiếp đầu tư thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần chuẩn bị:

  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu (passport) của cá nhân nước ngoài.
  • Hợp đồng thuê trụ sở công ty/địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
  • Bản sao kê hợp pháp số dư tài khoản của ngân hàng tối thiểu bằng số vốn đầu tư tại công ty.

Hồ sơ đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức

  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh có chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc có xác nhận của cơ quan thuế  trong năm gần nhất, hợp pháp hóa lãnh sự
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện có chứng thực
  • Điều lệ của công ty chủ quản
  • Văn bản ủy quyền của tổ chức cho người đại diện phần vốn góp tại công ty dự tính thành lập tại Việt Nam
  • Hồ sơ chứng minh kinh nghiệm và năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài

Thắc mắc về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

1. Pháp luật Việt Nam hiện nay đang quy định có bao nhiêu hình thức đầu tư?

Các 4 hình thức đầu tư tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Luật Đầu tư hiện hành:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh – BCC.

2. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu?

Luật đầu tư năm hiện hành quy định tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ trường hợp tổ chức kinh tế là: công ty niêm yết; công ty đại chúng; tổ chức kinh doanh chứng khoán; các quỹ đầu tư chứng khoán; doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên. Hiện nay nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu thực hiện hoạt động ngành nghề được cấp phép theo biểu cam kết WTO mà Việt Nam tham gia.

3. Tôi nên đăng ký địa chỉ doanh nghiệp tại Việt Nam ở đâu?

Không phải mọi địa chỉ đều có thể được sử dụng để đăng ký một công ty. Địa chỉ doanh nghiệp phải là một địa chỉ của một ngôi nhà có hợp đồng cho thuê hoặc tòa nhà văn phòng mà chủ sở hữu có giấy phép hoạt động như tòa nhà văn phòng.

4. Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng (VAT) tại Việt Nam?

Có ba mức thuế VAT: 0%, 5% và 10%, tùy thuộc vào bản chất của giao dịch.

Thuế suất 0% áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa và dịch vụ không chịu giá trị gia tăng; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; cung cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn và dịch vụ tài chính phát sinh; dịch vụ bưu chính viễn thông; và các sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khai thác và khoáng sản chưa qua chế biến.

5. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại Việt Nam là bao nhiêu?

Tỷ lệ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tiêu chuẩn là 20%,

Riêng đối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam thì áp dụng mức thuế suất từ 32%-50%, hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%.

 6. Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

  • Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (Trình và xin phép từ các bộ liên quan )
  • Bước 2 : Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Bước 3 : Nhận kết quả và hoàn tất các thủ tục về thuế nhà đầu tư

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài khác nhau như thế nào?

Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập theo những thủ tục, quy trình theo quy định pháp luật nước ngoài.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là công ty được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam.

8. Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không?

Theo quy định tại nghị định hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp, đối tượng được quyền đăng ký hộ kinh doanh là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Do đó, người nước ngoài không thể thành lập hộ kinh doanh. Nếu muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thì cần nhờ người mang quốc tịch Việt Nam thay mặt đứng tên hộ kinh doanh hoặc làm thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.

Hình thức đầu tư thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Các hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

2. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.

Điều 25. Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

3. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này.

Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Ai có quyền thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài?

Những người có quyền thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài được liệt kê và quy định rõ trong luật dưới đây:

Luật doanh nghiệp hiện hành quy định: Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

9. Dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài uy tín tại TLDN VN

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xin cấp giấy phép thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, TLDN VN cam kết sẽ tư vấn giúp Quý khách hiểu rõ hơn về thủ tục, quy định pháp lý cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam một cách rõ ràng nhất, tư vấn mọi thắc mắc của nhà đầu tư. Nếu trong quá trình tìm hiểu thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài, thành lập công ty có yếu tố nước ngoài mà có bất cứ vướng mắc gì vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn!

Thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam

Thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam thì cần đáp ứng...

Thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam

Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư rất được chào đón tại Việt...

Thành lập công ty có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam

Quy trình thành lập công ty có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam ra làm...

Thành lập công ty có vốn đầu tư Đài Loan tại Việt Nam

Bạn đang muốn thành lập công ty có vốn đầu tư Đài Loan tại Việt...

Nhà đầu tư Nhật Bản góp vốn vào công ty kế toán, kiểm toán tại Việt Nam

Nhà đầu tư Nhật Bản góp vốn vào công ty kế toán, kiểm toán tại...

Điều kiện, thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài

Thành lập công ty liên doanh với nước ngoài là sự lựa chọn của nhiều...

Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Nhà đầu tư nước ngoài có nhiều hình thức đầu tư như thành lập doanh...

Thành lập công ty xuất nhập khẩu dược phẩm có vốn nước ngoài

Khi muốn thành lập công ty xuất nhập khẩu dược phẩm có vốn nước ngoài thì...

Thành lập công ty vận tải hàng hóa đường bộ có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Muốn thành lập công ty vận tải hàng hóa đường bộ có vốn nước ngoài...

Thành lập công ty tư vấn kỹ thuật có vốn đầu tư nước ngoài

Tư vấn kỹ thuật là một ngành nghề kinh doanh được Việt Nam cam kết...

Thành lập công ty thiết kế công trình có vốn nước ngoài

Thành lập công ty thiết kế công trình có vốn nước ngoài đã không còn...

Thành lập công ty thi công xây dựng có vốn nước ngoài

Xây dựng là lĩnh vực đòi hỏi nguồn lực về cơ sở vật chất, máy...

0782222229
0909608102
button