Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phần mềm

5 /5 của 176 đánh giá

Khi thành lập một công ty phần mềm thì cần chuẩn bị những gì? Hồ sơ đăng ký mở doanh nghiệp ra sao? Điều kiện thành lập công ty phần mềm như thế nào? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì những kinh nghiệm thành lập công ty phần mềm trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn.

thành lập công ty phần mềm

Thành lập công ty phần mềm cần điều kiện gì?

Lĩnh vực phần mềm là một trong những ngành nghề kinh doanh được nhiều doanh nhân lựa chọn đầu tư, bởi đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin của Việt Nam rất dồi dào và có năng lực. Vậy để thành lập công ty phần mềm cần điều kiện gì?

Hiện nay, việc thành lập công ty phần mềm sẽ không quá phức tạp, bởi điều kiện cần đáp ứng khi mở công ty phần mềm rất đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng những yêu cầu như sau:

  • Phải có địa chỉ hoạt động kinh doanh hợp pháp. Tức là có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp lệ, có hợp đồng thuê đất, thuê trụ sở, văn phòng đúng quy định.
  • Chủ doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ năng lực dân sự, sức khỏe và là công dân hợp pháp, không thuộc các đối tượng bị hạn chế mở doanh nghiệp phần mềm.
  • Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực phần mềm
  • Nếu kinh doanh ngành nghề liên quan đến phần mềm, thiết bị ngụy trang, ghi âm, định vị, ghi hình thì doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới được phép đi vào kinh doanh.

Kinh nghiệm thành lập công ty phần mềm

Khi thành lập một công ty kinh doanh phần mềm thì doanh nghiệp cần lưu ý đến những vấn đề như:

1. Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin thành lập công ty kinh doanh phần mềm

Chọn người đại diện pháp luật và loại hình công ty

  • Người đại diện pháp luật của công ty là người chịu trách nhiệm chính đối với công ty. Nên hãy chọn người đủ kinh nghiệm, khả năng, tuân thủ đúng những yêu cầu của pháp luật về quy đinh của người đại diện cho công ty kinh doanh phần mềm. (Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật).
  • Loại hình doanh nghiệp đặc trưng hiện nay gồm có công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, cổ phần và công ty hợp danh. Doanh nghiệp kinh doanh phần mềm cần căn cứ vào tính chất, điều kiện hoạt động, phát triển của công ty kinh doanh phần mềm, từ đó chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).

Đặt địa chỉ và chọn ngành nghề kinh doanh cho công ty

  • Địa chỉ đặt công ty không đặt ở những nơi hạn chế hoặc cấm đặt địa chỉ kinh doanh như nhà chung cư, nhà tập thể để ở. Không sử dụng địa chỉ ảo, địa chỉ giả, địa chỉ không tồn tại ở Việt Nam. Doanh nghiệp có thể thuê văn phòng hay dùng nhà riêng để đặt địa chỉ công ty. (Tham khảo ngay: Cách đặt địa chỉ công ty).
  • Những quy định hay điều kiện về ngành nghề kinh doanh của lĩnh vực phàn mềm thì doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ. (Tham khảo thêm: Quy định về ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiệnQuy định về ngành nghề kinh doanh ),
  • Doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh cùng với mã ngành nghề cụ thể để có thể tiến hành kinh doanh phần mềm. Tham khảo ngay bảng danh mục ngành nghề kinh doanh lĩnh vực phần mềm dưới đây:
  STT  

Ngành nghề

Mã ngành

1

Lập trình máy vi tính

6201

2

Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính

6202

3

Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính

6209

4

Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan

6311

5

Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh

4741

Về các loại vốn của công ty kinh doanh phần mềm và cách đặt tên cho công ty

  • Nếu trường hợp ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, thì doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ những quy định đầy đủ về vốn pháp định và kê khai vốn điều lệ ít nhất tùy vào vốn pháp định. (Tham khảo thêm: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định)
  • Vốn điều lệ mà công ty kinh doanh phần mềm cần kê khai đăng ký sẽ tùy thuộc vào năng lực, khả năng, mong muốn của công ty. Bởi không có quy định về mức vốn điều lệ mà doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng phần mềm phải đăng ký.(Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?  - Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty).
  • Tên công ty kinh doanh phần mềm phải là tên riêng, không giống hay gây nhầm lẫn với bất cứ công ty nào đã  đăng ký kinh doanh trước đó. Tên có đủ cấu trúc (gồm loại hình và tên riêng). Tên riêng công ty không sử dụng các từ ngữ cấm, không dùng tên của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền làm tên công ty kinh doanh phần mềm. (Tham khảo thêm: Cách đặt tên công ty ).

2. Kinh nghiệm làm hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh phần mềm

Một trong những kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phần mềm quan trọng cần lưu ý đó chính là kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ đăng ký mở công ty theo quy định. Hồ sơ này thường gồm những thủ tục như sau:

  • Thành viên và cổ đông trong công ty, có danh sách và thông tin đầy đủ.
  • Giấy đề nghị được cấp phép thành lập công ty kinh doanh phần mềm,  cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu, kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hay tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân tương đương.
  • Điều lệ của công ty kinh doanh phần mềm.
  • Hoặc ủy quyền cho Nam Việt Luật tiến hành.

>>> Tham khảo thêm: Hồ sơ thành lập công ty

3. Kinh nghiệm hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập công ty kinh doanh phần mềm

Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phần mềm mà doanh nghiệp cũng cần hết sức lưu ý đó chính là hoàn tất các thủ tục liên quan sau khi công ty đi vào hoạt động. Bao gồm:

Công bố thông tin đăng ký công ty phần mềm và treo biển công ty

  • Trong tối đa 30 ngày, từ khi doanh nghiệp kinh doanh phần mềm có giấy phép kinh doanh thì cần tiến hành công bố thông tin của công ty mình lên cổng thông tin quốc gia.
  • Bạn cần làm bảng hiệu công ty và treo biển hiệu công ty sau khi được cấp phép hoạt động kinh doanh

Khắc con dấu công ty,  phát hành hóa đơn và đăng ký chữ số thuế

  • Sau khi có mã số thuế, bạn tiến hành khắc mẫu con dấu của riêng công ty kinh doanh phần mềm. Mẫu dấu  cũng cần công bố công khai lên cổng thông tin quốc gia.
  • Doanh nghiệp kinh doanh phần mềm thực hiện thông báo phát hành hóa đơn, in hóa đơn để sử dụng, nếu trường hơp không phát hành hóa đơn có thể mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên đăng ký mua chữ ký số từ cơ quan thuế để phục vụ mục đích đóng thuế trực tuyến.

Thuê dịch vụ kế toán cho công ty kinh doanh phần mềm và góp vốn

  • Doanh nghiệp có thể tiến hành thuê dịch vụ kế toán ở Nam Việt Luật nếu chưa muốn tuyển nhân viên kế toán để tiến hành làm thủ tục hành chính, kết toán thuế, sổ sách cho công ty kinh doanh phần mềm đầy đủ nhất.
  • Doanh nghiệp kinh doanh phần mềm nếu có tiến hành góp vốn thì phải thực hiện nhanh chóng trong vòng 90 ngày. (Tham khảo chi tiết hơn tại: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp).

Mở tài khoản ngân hàng và kê khai, đóng các loại thuế

  • Cần mở tài khoản ngân hàng để tiến hành giao dịch, đây là kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phần mềm mà doanh nghiệp nên lưu ý. Chủ công ty hãy mang theo CMND, giấy phép đăng ký công ty và con dấu ra ngân hàng đăng ký mở tài khoản. Sau đó, báo số tài khoản lên Sở KH & ĐT.
  • Doanh nghiệp phải thực hiện việc kê khai những loại thuế ban đầu và đóng những loại thuế như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về kinh nghiệm thành lập công ty phần mềm. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn có thể liên hệ với Nam Việt Luật để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Từ khóa liên quan: Phần mềm

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102