Những loại thuế cần đóng sau khi thành lập công ty?

Doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện ngay các thủ tục như: Đăng ký khắc dấu công ty, đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Thủ tục kê khai thuế ban đầu, và đóng các loại thuế doanh nghiệp. Vậy những loại thuế cần đóng sau khi thành lập công ty là gì? Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động thì có nhiều thủ tục mà các bạn phải thực hiện tại cơ quan thuế. Bạn vẫn chưa biết công ty phải đóng các loại thuế nào tới cơ quan thuế. Sau đây chúng tôi tư vấn những loại thuế cần đóng sau khi thành lập công ty.

Những loại thuế cần đóng sau khi thành lập công ty

Lệ phí môn bài phải đóng khi thành lập công ty

Loại thuế này mỗi năm bạn phải nộp 1 lần theo mức vốn điều lệ, tùy vào thời điểm thành lập nếu bạn thành lập công ty sau 30/6 bạn chỉ phải nộp ½ mức thuế theo biểu thuế quy định theo mức sau:

  • Mức 1 vốn đăng ký 10 tỷ trở xuống: thuế môn bài phải nộp là 2 triệu/năm.
  • Mức 2 vốn đăng ký trên 10 tỷ thuế môn bài phải nộp là 3 triệu/năm.
  • Mức đóng thuế môn bài dành cho đơn vị hạch toán phụ thuộc như: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, kho hàng là 1 triệu.

Thuế giá trị gia tăng đóng khi công ty hoạt động có phát sinh doanh thu trên hóa đơn đỏ:

Mức thuế này đóng dựa vào doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra xuất từ hóa đơn đỏ, và lượng doanh thu hàng hóa dịch vụ của hóa đơn đỏ mua vào của công ty.

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn kinh doanh thương mại văn phòng phẩm. Xác định tiền thuế phải đóng trong quý 1 như sau:

  • Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào thể hiện trên hóa đơn đỏ bạn mua vào từ nhà cung cấp là 55 triệu (Hàng hóa mua vào chưa VAT là 50 triệu, trong đó có VAT là 10% tương đương 5 triệu đồng).
  • Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra thể hiện trên hóa đơn đỏ bạn xuất cho khách hàng là là 110 triệu (Hàng hóa bán ra chưa VAT là 100 triệu, trong đó có VAT là 10% tương đương 10 triệu đồng).
  • => Tổng số tiền VAT phải đóng cho cơ quan thuế là: 10 triệu – 5 triệu = 5 triệu đồng.

Do vậy các doanh nghiệp khi kinh doanh họ sẽ phải cân đối chi phí đầu ra đầu vào cho hợp lý để giảm số tiền đóng thuế VAT.
Tuy nhiên nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng hóa đơn trực tiếp hoặc hóa đơn thông thường thì không phải nộp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng khi kết thúc năm tài chính mà doanh nghiệp kinh doanh có lãi:

Loại thuế này doanh nghiệp của bạn cần kê khai và nộp theo từng quý, tới cuối năm sẽ nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm với mức 20%. Loại thuế này nộp trên số chênh lệch sau khi lấy doanh thu bán hàng cung ứng dịch vụ trừ đi cho các khoản chi phí có giấy tờ hợp lệ hay còn gọi là doanh thu thuần. Nếu doanh thu thuần nhỏ hơn 0 tức doanh nghiệp bị lỗ thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế môi trường

  • Đây là phí để sử dụng mục đích cải tạo môi trường, xử lý chất thải nơi doanh nghiệp hoạt động. (Nếu doanh nghiệp không kinh doanh ảnh hưởng tới môi trường thì không cần nộp).

Thuế xuất nhập khẩu

  • Chỉ phải nộp khi doanh nghiệp của bạn hoạt động có liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Thuế sử dụng đất

  • Chỉ đóng khi doanh nghiệp có thuê đất của nhà nước: Hàng năm công ty bạn phải đóng những khoản thuế sử dụng đất cho nhà nước theo mức thuế được ban hành. Ngoài các loại thuế cơ bản trên thì tùy thuộc vào từng lọai hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các loại thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên.

Những thắc mắc liên quan đến thuế cần đóng sau khi thành lập doanh nghiệp

Đóng thuế qua mạng hay đóng thuế trực tiếp?

Đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử. Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử này để phục vụ việc báo cáo và đóng thuế. Công ty TLDN VN sẽ hỗ trợ doanh nghiệp mua chữ ký số tại các đại lý cung cấp chữ ký số uy tín, chất lượng với chi phí mua chữ ký số tốt nhất cho công ty cũng như hỗ trợ các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng chữ ký số của doanh nghiệp.

Ở đây doanh nghiệp có 2 phương án để quyết định:

  • Thứ nhất: Thuê 01 kế toán có trình độ và kinh nghiệm thực hiện việc báo cáo thuế;
  • Thứ hai: Thuê dịch vụ kế toán tại TLDN VN để thực hiện việc báo cáo thuế và tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp. Lưu ý quan trọng: Đây là công việc quan trọng bậc nhất trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Nếu Khi thành lập doanh nghiệp ra mà các bạn không thực hiện hoặc không biết để thực hiện bước này thì sau này doanh nghiệp của bạn sẽ bị vướng mắc về thuế và bị phạt rất nặng.

Lựa chọn người làm kế toán cho công ty hoặc thuê dịch vụ kế toán

  • Sau khi thành lập doanh nghiệp thì công ty cần phải có người làm kế toán. Kế toán của công ty thực hiện việc báo cáo thuế, đóng thuế, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ. Nếu doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính thì có thể thuê 01 người làm kế toán về công ty. Mức lương để kế toán có kinh nghiệm làm được việc này giao động từ 9-15 triệu. Còn nếu công ty muốn tiết kiệm chi phí ban đầu thì thuê dịch vụ kế toán tại TLDN VN để tiết kiệm chi phí tối đa nhất.

Mở tài khoản ngân hàng như thế nào?

  • Đại diện pháp luật mang CMND + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản

Đăng ký nộp thuế điện tử thông qua tài khoản ra sao?

  • Kế toán dùng phần mềm chữ ký số lựa chọn ngân hàng để đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ xác nhận trên hệ thống việc đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp.

Dùng phần mềm để nộp tờ khai thuế và đóng thuế cho công ty:

  • Dùng phần mềm chữ ký số điện tử. Toàn bộ doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số này để nộp báo cáo thuế và đóng thuế.

Sau khi được cấp phép thì có rất nhiều loại thuế cần đóng sau khi thành lập công ty. Để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Vui lòng tham khảo: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng về việc khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của cơ quan thuế, thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Vì vậy xin quý doanh nghiệp chú ý và hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình.

Bài viết liên quan khác
0782222229
0909608102
button