So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên

Bạn có một ít vốn và muốn tự thành lập doanh nghiệp để gây dựng sự nghiệp cho riêng mình? Chính vì thế mà bạn đang phân vân không biết nên chọn loại hình doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân? Ngay sau đây, công ty TLDN VN sẽ chia sẻ đến bạn về ưu nhược điểm của hai loại hình doanh nghiệp này và so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên – để bạn có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện và mục đích kinh doanh của mình.

So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên

1. Điểm giống nhau:

Cả hai hình thức doanh nghiệp (TNHH một thành viên và tư nhân) đều có những ưu điểm sau:

  • Thủ tục thành lập công ty đơn giản.
  • Kinh doanh hợp pháp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh trong những lĩnh vực pháp luật không cấm.
  • Sử dụng được hóa đơn tài chính.
  • Tự do quảng bá, quảng cáo thương hiệu sản phẩm công ty đang kinh doanh theo luật.

2. Điểm khác nhau giữa 2 loại doanh nghiệp (TNHH một thành viên và tư nhân):

* Về chủ sở hữu:

Công ty TNHH một thành viên: Cá nhân, tổ chức.

Doanh nghiệp tư nhân: Cá nhân. Cá nhân này đồng thời không được là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

* Về trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu

Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (Trách nhiệm hữu hạn)

Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Trách nhiệm vô hạn)

* Về vốn góp

Công ty TNHH một thành viên: Vốn điều lệ của công ty TNHH là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.

Doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

* Về Quyền phát hành trái phiếu

Công ty TNHH một thành viên: Có thể phát hành trái phiếu. Công TNHH 1 thành viên bị hạn chế quyền phát hành cổ phần

Doanh nghiệp tư nhân: Không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.

* Về tư cách pháp nhân

Công ty TNHH một thành viên: Có tư cách pháp nhân

Doanh nghiệp tư nhân: Không có tư cách pháp nhân

* Về hạn chế quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp của doanh nghiệp

Công ty TNHH một thành viên: Không bị hạn chế

Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

* Về cơ cấu tổ chức

Công ty TNHH một thành viên: Có thể lựa chọn 01 trong 02 mô hình sau:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Doanh nghiệp tư nhân: Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người quản lý.

♦ Ưu nhược điểm Công ty TNHH một thành viên:

► Ưu điểm:

  • Đối với công ty TNHH một thành viên, do được hình thành từ một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu nên chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hay nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ công ty đã đăng ký ban đầu khi thành lập.
  • Công ty TNHH một thành viên có số lượng thành viên không nhiều, đồng thời những thành viên trong công ty điều là những người quen biết cùng nhau thành lập doanh nghiệp nên việc quản lý cũng như điều hành của công ty không quá phức tạp.
  • Việc thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ giúp cho chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản.

► Nhược điểm:

  • Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định, công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ trong suốt thời gian hoạt động. Chính vì thế việc huy động vốn tương đối khó khăn, khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì chỉ có cách thực hiện là chuyển nhượng vốn cho người khác hoặc tiếp nhận vốn của thành viên mới (trong trường hợp này phải thay đổi hình thức doanh nghiệp sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
  • Không được huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.

♦ Ưu nhược điểm Doanh nghiệp tư nhân

► Ưu điểm:

  • Chủ doanh nghiệp tự do sử dụng lợi nhuận sau thuế (do doanh nghiệp này chỉ do một cá nhân thành lập và điều hành quyết định hướng kinh doanh).
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền trong việc quyết định tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Là chủ doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp được đánh thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế mà doanh nghiệp phải đóng.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh của mình, nên từ đó sẽ dễ dàng có được lòng tin của khách hàng cũng như đối tác hơn.

► Nhược điểm:

  • Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân cho người khác thuê doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
  • Do Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn nên dù công ty tuyên bố phá sản thì chủ doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm chi trả những khoảng nợ do hoạt động của công ty gây ra.

Định nghĩa 2 loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp 2014:

Muốn hiểu về những ưu nhược điểm của hai loại hình này để đưa ra sự lựa chọn và thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp bạn cần biết chính xác về định nghĩa của từng loại hình doanh nghiệp trên. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định thì:

  • Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sỡ hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin hữu ích về so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên. Nếu bạn còn thắc mắc về lợi ích giữa hai loại hình này, hãy liên hệ công ty TLDN VN để nghe tư vấn của các luật sư để hiểu rõ hơn về các ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp, từ đó đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Hiện nay chúng tôi đang có rất nhiều dịch vụ chuyên dành cho các bạn muốn thành lập doanh nghiệp mới như: tư vấn hướng dẫn thành lập doanh nghệp, thực hiện dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp,…. với phương thức nhanh, gọn và đúng pháp luật.

Bài viết liên quan khác
0782222229
0909608102
button