Tại sao nên thành lập doanh nghiệp tư nhân? Là câu hỏi của nhiều người băn khoăn không rõ ưu, nhược điểm của loại hình này thế nào? Nên thành lập công ty TNHH hay doanh nghiệp tư nhân? Theo thống kê của hội doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp tư nhân đang tạo ra 1,2 triệu việc làm và chiếm 51% lực lượng lao động của cả nước. Đóng góp lên tới 40% sản phẩm quốc nội. Như vậy có thể nhận thấy rằng, loại hình doanh nghiệp tư nhân đang rất phổ biến, chiếm tỉ trọng rất cao và được nhiều doanh nhân lựa chọn thành lập để phát triển kinh doanh. Để có thể trả lời câu hỏi tại sao. Quý khách cần hiểu được các quy định về loại hình doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ
- Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
Về quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp tư nhân
- Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản tư của chủ doanh nghiệp. Vì vậy, không có bất cứ giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Cũng vì vậy sẽ không có sự tách bạch tài sản của doanh nghiệp tư nhân với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đó.
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký.
Quyền quản lý của doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như: Sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp tư nhân còn có quyền thuê người khác quản lý, điều hành doanh nghiệp; là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và là nguyên đơn/bị đơn/người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật
Lợi nhuận và tài sản của doanh nghiệp tư nhân
- Do vốn của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của chủ doanh nghiệp nên toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động sẽ thuộc về một mình chủ Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ
- Trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân là vô hạn, tức là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình.
Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân do không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Một trong các điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 91/2015)
Tại sao một cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân?
- Theo quy định của doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ về tài sản của mình trong mọi hoạt động doanh nghiệp. Do đó để đảm bảo được quyền lợi của đối tác cũng như của các chủ nợ, thì chủ doanh nghiệp tư nhân chi được một cá nhân làm chủ. Đồng thời doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Nếu chủ doanh nghiệp tư nhân muốn góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp phải nhân danh chính bản thân mình chứ không được nhân danh doanh nghiệp tư nhân.
Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
- Chúng ta cùng tìm hiểu thành lập doanh nghiệp tư nhân có lợi gì và những mặt hạn chế mà doanh nghiệp tư nhân mang lại. Từ đó, doanh nghiệp có quyết định đúng đắn và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Ưu điểm của việc lập doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân có nhiều các ưu điểm sau:
- Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một chủ sở hữu duy nhất nên hoàn toàn được làm chủ, được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh
- Thủ tục, giấy tờ lập doanh nghiệp tư nhân rất đơn giản và dễ dàng
- Về tính bí mật và bảo mật trong kinh doanh cao, được bảo đảm
- Về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản và gọn nhẹ hơn rất nhiều so với loại hình công ty khác vì chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
- Trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra sự tin tưởng tuyệt đối cho các đối tác và khách hàng, thu hút dễ dàng vốn đầu tư bên ngoài.
- Không có tư cách pháp nhân đã giúp doanh nghiệp tư nhân ít chịu sự ràng buộc của pháp luật. Đây chính là sự khác biệt rất lớn
- Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, do vậy dễ quản lý phân bố công việc. Có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ được chủ doanh nghiệp có quyền định đoạt theo ý chí của mình.
- Có thể linh hoạt thay đổi ngành nghề kinh doanh theo ý muốn của mình
- Khi hoạt động kinh doanh không tốt, có thể dễ dàng giải thể hoặc bán cơ sở kinh doanh của mình cho bất kỳ người nào, bất kỳ giá cả như thế nào
Nhược điểm khi lập doanh nghiệp tư nhân
Qua những quy định về những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân, chúng ta dễ dàng nắm bắt được những điểm hạn chế dưới đây:
- Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ và phải tự chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của mình về các hoạt động của doanh nghiệp
- Không được phát hành một loại hình chứng khoán nào
- Mỗi chủ sở hữu chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân, không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay là thành viên công ty hợp danh
- Không được quyền góp vốn, mua cổ phần trong các công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp tư nhân không giống các loại hình doanh nghiệp khác chính là không có tư cách pháp nhân. Vì vậy, mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân rất cao, không giới hạn số vốn và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp,
- Phải chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn, nên nếu có lợi nhuận của doanh nghiệp chủ sở hữu sẽ được hưởng toàn bộ nhưng nếu thua lỗ họ sẽ phải gánh chịu một mình.
- Và khó khăn của doanh nghiệp tư nhân còn liên quan đến số lượng tài sản, số vốn có giới hạn mà một cá nhân, chủ sở hữu có thể có. Nếu bị thiếu vốn đây chính là sự bấ lợi có thể gây cản trở cho sự phát triển kinh doanh.
Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH?
- Lựa chọn đúng loại hình công ty sẽ giúp chủ sở hữu dễ dàng quản lý, thực hiện chiến lược kinh doanh của mình cũng như phòng tránh được các rủi ro pháp lý xảy đến với doanh nghiệp. Vậy nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân?
- Ưu điểm lớn nhất của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đó chính là chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
- Nếu quý khách muốn tự lập doanh nghiệp và muốn tự mình quản lý, tự chịu trách nhiệm mọi vấn đề của doanh nghiệp thì lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân chính là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
Như vậy, từ những phân tích trên của TLDN VN hi vọng đã cho quý khách câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao nên thành lập doanh nghiệp tư nhân? Để giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn nhất về quyết định của mình. Hãy liên hệ ngay với TLDN VN để được tư vấn hỗ trợ tư vấn miễn phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại TLDN VN