Thành lập công ty cầm đồ hiện nay là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp cũng như chủ đầu tư quan tâm. Để có thể thuận lợi mở một công ty mới, thì việc tham khảo những kinh nghiệm hữu ích của những người đi trước là không thể bỏ qua. Hiểu được điều này, Nam Việt Luật đã tổng kết lại những kinh nghiệm dựa trên quá trình giúp các doanh nghiệp thành lập công ty trong suốt thời gian qua, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn:
– Người đại diện pháp luật là người có vai trò quan trọng trong công ty, là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Do đó, doanh nghiệp cầm đồ nên chọn một người đủ năng lực, khả năng, kinh nghiệm và có thể tin tưởng.
– Vị trí người đại diện pháp luật này có thể để cho chủ doanh nghiệp, giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hay người quản lý đảm nhận. Một doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện tùy vào loại hình công ty và người đại diện có thể thay đổi sau khi thành lập công ty.
>>> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật
– Công ty cầm đồ cần chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn khi mở công ty, bởi vì quá trình mở doanh nghiệp cần khá nhiều chi phí khác nhau. Tuy nhiên, số vốn tối thiểu sẽ tùy thuộc vào điều kiện, khả năng của từng doah nghiệp cũng như quy định của ngành nghề kinh doanh. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?).
– Với trường hợp ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy vào mong muốn, khả năng của mình mà không phải tuân thủ điều kiện gì cả. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).
– Tuy nhiên, nếu ngành nghề có quy định về vốn pháp định thì doanh nghiệp phải kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức vốn pháp định của ngành nghề. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định).
– Công ty cầm đồ có thể tiến hành góp vốn bằng tải sản, tiền Việt Nam, ngoại tệ... được định giá phù hợp.
– Thời hạn góp vốn tối đa trong công ty cầm đồ là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết.
– Trường hợp không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt hành chính.
>>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp
– Khi thành lập công ty cầm đồ thì doanh nghiệp cần tiến hành chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến cầm đồ, như thế mới có thể tiến hành hoạt động cầm đồ theo đúng quy định. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
– Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào kinh doanh sau khi có giấy phép kinh doanh mà không phải chuẩn bị những điều kiện liên quan.
- Trường hợp, doanh nghiệp đăng ký ngành nghề yêu cầu điều kiện, thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định rồi mới được đi vào kinh doanh.
– Kể từ ngày thành lập công ty cầm đồ cho đến 30 ngày sau, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định.
– Công ty cầm đồ sẽ cần đóng một số loại thuế cơ bản như thuế môn bài (tùy theo vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai, nếu trên 10 tỷ thì đóng 3 triệu VNĐ/ năm, nếu dưới 10 tỷ thì đóng 2 triệu VNĐ/ năm), thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.
– Doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với công ty cầm đồ của mình để có thể đăng ký kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, thích hợp với từng điều kiện về vốn cũng như số lượng thành viên… của công ty. Do đó, doanh nghiệp hãy lưu ý và đưa ra lựa chọn đúng đắn. Một số loại hình công ty phổ biển hiện nay gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).
– Công ty cầm đồ nếu chưa thuê được kế toán thuế để tiến hành kê khai và nộp các tờ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp thì có thể sử dụng dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật để đảm bảo việc kê khai thuế ban đầu đúng quy định của pháp luật. Tránh tình trạng chậm nộp tờ khai thuế, chậm nộp thuế, dẫn đến bị xử phạt hành chính. (Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật).
– Tên công ty cầm đồ phải có đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. Doanh nghiệp hãy tra cứu tên doanh nghiệp trước khi đặt tên để tránh vi phạm quy định chung.
– Khi đặt tên cho công ty cầm đồ, doanh nghiệp phải lưu ý là không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp. Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty
– Công ty cầm đồ cần có con dấu riêng, số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định. Nhưng phải đảm bảo có đủ tên công ty và mã số doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi khắc con dấu thì hoàn tất thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia.
– Doanh nghiệp có thể sử dụng địa chỉ nhà riêng hoặc thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty cầm đồ
– Doanh nghiệp khi chọn địa chỉ đặt công ty phải lưu ý là địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định, cụ thể. Cấm sử dụng địa chỉ giả, cấm dùng khu chung cư, nhà tập thể làm địa chỉ cho công ty.
>>> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty
– Doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ đầy đủ giấy tờ theo quy định và nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư. Sau đó, chờ từ 3 – 6 ngày để lấy giấy phép đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.
– Để tránh tình trạng hồ sơ thiếu hợp lệ, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ hoặc đăng ký tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Nam Việt Luật để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết về làm hồ sơ này.
– Công ty cầm đồ cần đặt làm bảng hiệu của công ty, bảng hiệu phải có đủ thông tin doanh nghiệp như tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp… Sau đó, treo bảng hiệu công ty ở địa chỉ của công ty để thuận tiện cho việc quản lý.
Công ty có thể mua chữ ký số theo đúng quy định để có thể đóng thuế online một cách thuận tiện. Kế toán doanh nghiệp sử dụng chữ ký này để đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp theo định kỳ.
– Doanh nghiệp tiến hành ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng trước khi chính thức phát hành. Sau đó đặt in hóa đơn để sử dụng, phục vụ cho công ty. Nếu trường hợp không thông báo phát hành hóa đơn hay không in hóa đơn, doanh nghiệp cũng có thể mua hóa đơn để sử dụng
– Trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ khi được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp thì công ty cầm đồ cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia đúng quy định. Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính với mức phạt từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ.
– Công ty cầm đồ cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.
Từ khóa liên quan: