Thủ tục thành lập công ty giáo dục đào tạo ra sao? Nền giáo dục phát triển là bước đệm mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Sự đầu tư cho phát triển giáo dục tại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhà nước đầu tư cho giáo dục công lập, tư nhân đầu tư cho giáo dục tư thục bằng việc thành lập các công ty giáo dục đào tạo kinh doanh về mảng giáo dục. Các hình thức đó là: Thành lập trường mầm non, tiểu học (cấp 1), THCS (cấp 2), THPT (cấp 3), đại học, thành lập trung tâm dạy nghề, thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ, thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng sống, thành lập trung tâm dạy kỹ năng mềm, và thành lập một số loại hình đào tạo liên quan đến giáo dục khác. Mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng của các tầng lớp con người và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Thủ tục thành lập công ty giáo dục
Bước 1: Đăng ký cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập công ty giáo dục đào tạo
1.1.Chuẩn bị giấy tờ/thông tin thành lập công ty giáo dục và đào tạo:
- Chuẩn bị 04 CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng không quá 03 tháng của tất cả thành viên mở công ty (Sao y ở UBND Phường, Xã, Quận, huyện, phòng công chứng…)
- Chuẩn bị thông tin về tên công ty, địa chỉ công ty, vốn điều lệ, các thông tin của người đại diện pháp luật, ngành nghề kinh doanh, thành viên/cổ đông góp vốn (nếu có).
- Muốn chọn tên doanh nghiệp hay, tra cứu sớm tránh bị doanh nghiệp khác đặt mất tên, nên tham khảo: Cách đặt tên công ty
- Muốn đặt địa chỉ công ty không gặp trục trặc về quy hoạch, giấy tờ pháp lý, nên tham khảo: Cách đặt địa chỉ công ty
- Muốn hiểu về quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật tránh vi phạm pháp luật, nên tham khảo: Quy định về người đại diện theo pháp luật.
- Muốn đăng ký thêm mã ngành nghề kinh doanh khác, nên tham khảo: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh
- Nếu chưa biết gì về vốn điều lệ, chưa biết phải đóng thuế môn bài bao nhiêu theo vốn điều lệ, nên tham khảo: Vốn điều lệ là gì?
- Muốn biết cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty, nên tham khảo: Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?
1.2.Hoàn thiện bộ hồ sơ thành lập công ty giáo dục đào tạo
- 1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định (Trong giấy đề nghị có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh giáo dục và đào tạo được liệt kê ở trên)
- 2. Dự thảo Điều lệ công ty. (Trong điều lệ có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh giáo dục và đào tạo được liệt kê ở trên)
- 3. Danh sách thành viên/ cổ đông đối với việc mở công ty;
Sau khi có đủ giấy tờ, hồ sơ ở trên, các bạn nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại để được cấp giấy chứng
1.3.Thời gian thực hiện thủ tục thành lập công ty giáo dục đào tạo:
- Thời gian nhận giấy phép kinh doanh: Từ 3 – 4 ngày làm việc kể từ lúc nộp đủ hồ sơ.
- Thời gian nhận con dấu công ty: Sau 01 ngày làm việc kể từ khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Thời gian hoàn thành thủ tục khai thuế ban đầu: sau 2 ngày làm việc kể từ khi có con dấu công ty.
- Thời gian hoàn thành thủ tục đề nghị đặt in và in hóa đơn 12 ngày làm việc kể từ khi khai thuế.
Kinh nghiệm đặt tên cho công ty giáo dục
– Tên của công ty giáo dục phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó.
– Không được sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên. Cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty. Tên công ty kinh doanh giáo dục có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về tên trước để tránh tình trạng tên không hợp lệ khi đăng ký kinh doanh.
>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty
Kinh nghiệm chọn loại hình công ty giáo dục đào tạo
– Doanh nghiệp sẽ cần phải đưa ra sự lựa chọn đối với loại hình công ty. Phải đánh giá, xem xét và cân nhắc xem loại hình doanh nghiệp nào thực sự phù hợp với điều kiện của công ty mình và đưa ra chọn lựa phù hợp nhất. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng. Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm: Công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).
Kinh nghiệm treo bảng hiệu và phát hành hóa đơn
- Công ty giáo dục thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan quản lý có thẩm quyền, khi được cho phép thì tiến hành in, đặt in hóa đơn để sử dụng đúng mục đích. Nếu không doanh nghiệp cũng có thể đặt mua hóa đơn từ cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp cần đặt làm bảng hiệu công ty kinh doanh giáo dục, bảng hiệu có thể thiết kế tùy theo ý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải đảm bảo có tên, địa chỉ, số điện thoại … đầy đủ. Sau đó, doanh nghiệp treo bảng hiệu công ty đúng quy định.
Kinh nghiệm chọn người đại diện pháp luật
- Người đại diện pháp luật sẽ là người có vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm cũng như nghĩa vụ đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, phải chọn một người có đủ năng lực, kinh nghiệm, am hiểu về công ty.
- Một công ty có thể chọn một hoặc nhiều người làm người đại diện theo pháp luật tùy thuộc vào quy định loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo là luôn có 1 người đại diện ở Việt Nam. Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là giám đốc, chủ tịch, quản lý hoặc chỉ đảm nhận vị trí người đại diện.
Kinh nghiệm đăng ký tài khoản ngân hàng
- Mỗi công ty sau khi thành lập đều phải có tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch. Do đó, công ty kinh doanh giáo dục cũng cần mở một tài khoản riêng cho doanh nghiệp mình. Chủ doanh nghiệp cần mang theo con dấu công ty, CMND, giấy đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản. Hơn nữa, phải lưu ý là phải báo số tài khoản lên cho Sở KH &ĐT.
Kinh nghiệm chuẩn bị vốn
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị vốn để mở công ty kinh doanh giáo dục tùy vào khả năng tài chính hoặc điều kiện ngành nghề. Tuy nhiên, vì các chi phí ban đầu khi mở một công ty khá nhiều, nên bạn hãy chuẩn bị đầy đủ vốn cần thiết nhé. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?)
- Việc kê khai vốn điều lệ là việc làm quan trọng khi thành lập một công ty mới. Bởi doanh nghiệp cần kê khai vốn điều lệ mới có thể đăng ký kinh doanh đúng quy định. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).
- Thông thường, đối với ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu về vốn thì doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, mong muốn của mình. Nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn thì cần tiến hành kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng với vốn pháp định được quy định dựa theo ngành nghề. Trường hợp này quy không quy định về mức vốn điều lệ tối đa, nhưng lại có quy định về vốn điều lệ tối thiểu, do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý. (Tham khảo thêm: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định).
Kinh nghiệm công bố nội dung đăng ký công ty
- Doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định để tránh bị xử phạt hành chính. Doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh và đóng đầy đủ lệ phí theo quy định.
- Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh và Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty
- Địa chỉ của công ty giáo dục phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Có số nhà, số ngõ, tỉnh, huyện, thành phố… chi tiết, rõ ràng, cụ thể. Địa chỉ công ty là nơi doanh nghiệp tiến hành giao dịch kinh doanh, do đó không được sử dụng địa chỉ giả, địa chỉ giả.
- Không được đặt địa chỉ công ty ở khu vực cấm hay khu vực hạn chế đặt trụ sở kinh doanh như nhà chung cư, khu tập thể. Một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty khác nhau, bạn cũng có thể tận dụng nhà riêng độc lập để làm địa chỉ cho doanh nghiệp, như vậy sẽ giúp tiết kiệm chi phí.
>>>Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty
Kinh nghiệm góp vốn vào công ty
- Doanh nghiệp có thể thực hiện góp vốn bằng tài sản hoặc tiền mặt. Tài sản được định giá theo sự thống nhất của doanh nghiệp. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. (Tham khảo chi tiết hơn tại: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp).
Kinh nghiệm kê khai và đóng thuế cho công ty
– Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế môn bài và nộp tờ khai thuế môn bài sau khi mở công ty kinh doanh giáo dục trong vòng 30 ngày.
– Hơn nữa, sau khi thành lập công ty thì doanh nghiệp cần đóng những loại thuế như:
+ Thuế môn bài, công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Thuế giá trị gia tăng. Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đóng sau khi kết thúc năm tài chính
Bước 2: Xin cấp giấy phép có điều kiện tương ứng với loại hình giáo dục kinh doanh
Ví dụ: Bạn muốn thành lập công ty giáo dục dạy nghề từ 3 tháng đến dưới 1 năm, trước tiên bạn cần mở công ty có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh giáo dục nghề nghiệp – Đào tạo sơ cấp dưới đây:
Mã ngành: 8531-85310: Đào tạo sơ cấp: Nhóm này gồm: Hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề. Thời gian đào tạo được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
Sau khi thực hiện xong thủ tục thành lập công ty ở bước 1 thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận dạy nghề tại Sở Lao động thương binh & Xã hội sở tại. Khi doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận dạy nghề thì mới được phép hoạt động kinh doanh.
Các bước thành lập công ty giáo dục đào tạo ở trên được thực hiện tương tự khi thành lập công ty giáo dục kinh doanh các loại hình khác như:
- Thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ tin học
- Thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng sống
- Thành lập trung tâm dạy kỹ năng mềm
- Thành lập trung tâm dạy nghề
- Thành lập trường mầm non, cơ sở mầm non, nhóm trẻ, nhà trẻ.
- Thành lập trường mầm non, tiểu học (cấp 1), THCS (cấp 2), THPT (cấp 3), đại học
- Thành lập một số loại hình đào tạo liên quan đến giáo dục khác.
Tuy nhiên việc liên hệ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thì tùy thuộc vào loại hình kinh doanh cụ thể của mình là gì mà liên hệ cơ quan cấp phép khác nhau. Nếu có thắc mắc các bạn có thể liên hệ TLDN VN để được hướng dẫn.
Nếu chưa biết phải đóng thuế gì khi mở doanh nghiệp, bạn nên tham khảo: Những loại thuế cần đóng sau khi thành lập công ty
Nếu chưa biết chuẩn bị gì khi mở công ty thì nên tham khảo: Cần chuẩn bị gì khi thành lập công ty
Thành lập công ty đào tạo ngoại ngữ tin học
Trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học ra đời hàng loạt phục vụ cho nhu cầu của con người. Hện nay có nhiều trung tâm đào tạo ngoại và tin học (Ngoại ngữ như: Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc (Hoa)…) mở ra để đáp ứng được nhu cầu nâng cao trình độ giao tiếp ngoại ngữ của học viên. Việc đào tạo nâng cao trình độ kiến thức của người học sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc và tương lai của họ sau này. Do vậy càng có nhiều trung tâm ngoại ngữ mở ra, thực chất họ đăng ký thành lập công ty hoạt động các ngành nghề kinh doanh tư vấn, dạy học liên quan đến giáo dục, đào tạo, sau đó họ xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ. Họ mở nhiều ở các địa chỉ khác nhau thực chất là mở nhiều chi nhánh hoặc văn phòng đại diện để thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ đào tạo và giáo dục. Sau khi thành lập công ty giáo dục có đăng ký ngành nghề dạy ngoại ngữ xong thì bạn cần thực hiện thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ để có giấy phép của Sở giáo dục và đào tạo sở tại. Bạn cần chuẩn bị và tính toán một số điểm sau:
- Nhu cầu của việc thành lập trung tâm giáo dục đào tạo.
- Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.
- Bạn có những điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên như thế nào.
- Những ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan.
- Sơ yếu lý lịch của giám đốc trung tâm.
- Sau một loạt những quy trình trên bạn sẽ có được giấy phép hoạt động kinh doanh và thành lập doanh nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên đây là ngành nghề phức tạp, cần có đơn vị hiểu biết về luật pháp tư vấn vì thế tốt nhất bạn nên nhờ một công ty tư vấn pháp luật để tư vấn những thủ tục cần thiết cho bạn.
Mã ngành nghề kinh doanh giáo dục trong danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất của Việt Nam
- Lưu ý: Bạn cần lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh giáo dục và đào tạo cấp 4 (có 4 số) rồi gióng sang hàng ngang để lựa chọn ngành nghề phù hợp với loại hình kinh doanh của mình. Nếu trong danh sách bên dưới không có đủ chi tiết thông tin về mã ngành mình lựa chọn thì bạn cần tra cứu trong: Danh mục ngành nghề kinh doanh chi tiết
P | Cấp 4 | GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | |||
85 | Giáo dục và đào tạo | ||||
851 | Giáo dục mầm non | ||||
8511 | 85110 | Giáo dục nhà trẻ | |||
8512 | 85120 | Giáo dục mẫu giáo | |||
852 | Giáo dục phổ thông | ||||
8521 | 85210 | Giáo dục tiểu học | |||
8522 | 85220 | Giáo dục trung học cơ sở | |||
8523 | 85230 | Giáo dục trung học phổ thông | |||
853 | Giáo dục nghề nghiệp | ||||
8531 | 85310 | Đào tạo sơ cấp | |||
8532 | 85320 | Đào tạo trung cấp | |||
8533 | 85330 | Đào tạo cao đẳng | |||
854 | Giáo dục đại học | ||||
8541 | 85410 | Đào tạo đại học | |||
8542 | 85420 | Đào tạo thạc sỹ | |||
8543 | 85430 | Đào tạo tiến sỹ | |||
855 | Giáo dục khác | ||||
8551 | 85510 | Giáo dục thể thao và giải trí | |||
8552 | 85520 | Giáo dục văn hóa nghệ thuật | |||
8559 | 85590 | Giáo dục khác chưa được phân vào đâu | |||
856 | 8560 | 85600 | Dịch vụ hỗ trợ giáo dục |
Chúng tôi tư vấn miễn phí thủ tục thành lập công ty giáo dục đào tạo
- Dịch vụ tra cứu tên doanh nghiệp miễn phí;
- Dịch vụ tư vấn lựa chọn cách đặt tên công ty: Tên tiếng việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt phù hợp nhu cầu hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
- Dịch vụ tư vấn về Người đại diện theo pháp luật
- Dịch vụ tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với hệ thống ngành nghề kinh tế cấp 4 Việt Nam.
- Dịch vụ tư vấn về nơi đặt địa chỉ doanh nghiệp/Địa chỉ chi nhánh/ Địa chỉ văn phòng đại diện/ Địa chỉ địa điểm kinh doanh phù hợp quy hoạch.
- Dịch vụ tư vấn vốn điều lệ/vốn đầu tư doanh nghiệp tư nhân/ vốn pháp định cần có để đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Dịch vụ tư vấn về quản lý, cơ cấu tổ chức hoạt động công ty.
- Dịch vụ tư vấn giấy phép các một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần yêu cầu giấy phép con. Ví dụ như giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép an ninh trật tự, giấy phép về môi trường.
- Tư vấn về các chức vụ quản lý và quyền hạn các chức vụ trong công ty.
- Tư vấn cơ cấu góp vốn giữa các thành viên/cổ đông, tỷ lệ sở hữu vốn.
- Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, kế toán doanh nghiệp sau khi đăng ký thành.
- TLDN VN thay mặt cho khách hàng dịch thuật, công chứng CMND/Hộ Chiếu và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục thành lập công ty.
- Tư vấn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh, hiệu đính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có vấn đề sai sót xảy ra.
- Tư vấn xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất, thất lạc, xin cấp lại con dấu.
Chi phí thành lập doanh nghiệp giáo dục đào tạo
Chi phí thứ nhất: Chi phí hoàn thiện thủ tục thành lập công ty giáo dục đào tạo tại Sở kế hoạch đầu tư:
- Thứ nhất: Chi phí thực hiện 1 trong những gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Gói A – Cơ Bản, Gói B, Gói C – Đầy đủ, Gói D – Hoàn Thiện. (Tham khảo: Bảng giá dịch vụ thành lập công ty)
- Thứ hai: Chi phí đặt mua gói chữ ký số. (Tham khảo chi tiết tại: Bảng giá dịch vụ chữ ký số khai thuế)
- Thứ ba: Chi phí đóng thuế môn bài tùy thuộc theo mức vốn điều lệ. Nếu doanh nghiệp cần biết đóng thuế bao nhiêu theo mức vốn điều lệ thì nên tham khảo bài: Vốn điều lệ là gì?
Chi phí thứ 2: Chi phí thực hiện thủ tục xin các giấy phép con có điều kiện (Sau khi thành lập công ty giáo dục đào tạo tại Sở kế hoạch): Chi phí thực hiện xin giấy phép có điều kiện này tùy thuộc vào từng loại giấy phép, điều kiện đáp ứng mà các bạn đăng ký. Để được tư vấn và báo giá chính xác vui lòng liên hệ trực tiếp công ty TLDN VN.
Phương thức thanh toán thành lập công ty giáo dục đào tạo
- Hình thức thanh toán: Tiền mặt/chuyển khoản;
- Thanh toán 50% phí dịch vụ khi ký hồ sơ.
- Thanh toán 50% còn lại khi hoàn thành công việc.
Nếu cần tư vấn thành lập công ty giáo dục đào tạo và giấy phép có điều kiên liên quan đến giáo dục, vui lòng liên hệ thông tin TLDN VN dưới chân website để được hỗ trợ.
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại TLDN VN