Thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán độc lập

Các công ty vì muốn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới mà thành lập các chi nhánh và các chi nhánh này có thể hoạch toán độc lập hoặc hoạch toán phụ thuộc. Tuy nhiên nếu sau một thời gian mà chi nhánh hoạt động không hiệu quả, không đạt được mục tiêu đề ra thì công ty có thể lựa chọn giải thể chi nhánh. Trong bài viết này TLDN VN xin giới thiệu với các bạn về hồ sơ, trình tự thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán độc lập như thế nào?

Trình tự thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán độc lập

  • Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ giải thể chi nhánh hoạch toán độc lập.
  • Bước 2 : Đăng bố cáo giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt địa chỉ chi nhánh.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể chi nhánh hoạch toán độc lập cho cơ quan thuế quản lý để tiến hành thủ tục khóa mã số thuế.
  • Bước 4 : Trả dấu tròn hoặc xác nhận chi nhánh không sử dụng con dấu tròn do cơ quan công an cấp (chỉ dành cho chi nhánh thành lập trước ngày 01/07/2015).
  • Bước 5 : Trả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Hồ sơ giải thể chi nhánh hạch toán độc lập

  • Để giải thể chi nhánh hạch toán độc lập thì cần chuẩn bị và nộp hồ sơ ở ba cơ quan gồm cơ quan thuế quản lý, cơ quan công an, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Hồ sơ nộp cho cơ quan thuế để tiến hành khóa mã số thuế chi nhánh

Để khóa mã số thuế chi nhánh phải nộp cho cơ quan thuế quản lý hồ sơ gồm các thành phần sau :

  •  Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
  • Quyết định giải thể chi nhánh.
  • Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh ( nếu là chi nhánh của công ty TNHH 2 thành viên, cổ phần hoặc hợp danh).
  • Văn bản xác nhận không còn nợ thuế xuất nhập khẩu của Tổng cục hải quan nếu chi nhánh có đăng ký xuất nhập khẩu.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh ( bản sao).
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế nếu có (bản gốc).

Hồ sơ nộp cho cơ quan công an

Với trường hợp chi nhánh có sử dụng con dấu thì hồ sơ gồm :

  • Quyết định giải thể chi nhánh.
  • Đơn xin trả dấu ở cơ quan công an.
  • Kèm theo con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Nếu chi nhánh không sử dụng con dấu thì chỉ cần làm Đơn xin xác nhận không có sử dụng con dấu ở cơ quan công an.

Hồ sơ ở Sở Kế hoạch và Đầu tư

  • Quyết định giải thể chi nhánh.
  • Thông báo về giải thể chi nhánh.
  • Báo cáo thanh lý tài sản chi nhánh; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Hoàn thành nghĩa vụ thuế

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ khóa số thuế , cơ quan thuế sẽ ra công văn “Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế”  mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC. Lúc này mã số thuế chi nhánh đã bị khóa và sẽ không phát sinh thêm bất kỳ nghĩa vụ thuế nào nữa.
Tuy nhiên để hoàn tất thủ tục giải thể chi nhánh hoạch toán độc lập bên cơ quan thuế thì phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế đã phát sinh trong thời gian hoạt động gồm các khoản tiền nợ thuế, các báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý. Cụ thể như sau:

  • Các khoản nợ thuế như thuế môn bái, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân( nếu có), thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Báo cáo các Tờ khai giá trị gia tăng tính đến thời điểm giải thể.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng, hàng quý tính đến thời điểm giải thể; thông báo hủy hóa đơn trong trương hợp có sử dụng hóa đơn. Ngược lại nếu chi nhánh hoạch toán độc lập chưa sử dụng hóa đơn thì nộp văn bản ” Cam kết chưa sử dụng, chưa thông báo phát hành hóa đơn” cho cơ quan thuế.
  • Báo cáo tài chính của năm nộp quyết định giải thể.

Nếu chi nhánh có nộp trễ, nộp sai các báo cáo trên thì phải nộp bổ sung và cơ quan thuế sẽ căn cứ vào ngày nộp mà lập biên bản xử phạt. Trên đây là thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán độc lập, Nếu có vướng mắc gì vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhé!

Bài viết liên quan khác
0782222229
0909608102
button