Cho đến nay, hệ thống văn bản pháp luật tại nước ta chưa đưa ra khái niệm cụ thể về thương hiệu. Thực tế, logo hay nhãn hiệu, tên doanh nghiệp vẫn được hiểu là thương hiệu. Vì vậy trong bài phân tích này, TLDN VN sẽ sử dụng từ “nhãn hiệu” thay cho “thương hiệu” để đúng với các văn bản pháp luật hiện hành. Sau đây là phần cập nhật bảng chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền.
1. Quyền đăng ký thương hiệu độc quyền theo quy định pháp luật
Theo 87 Điều Luật Sở hữu trí tuệ ban hành năm 2005 và Khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009, quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:
“Quyền đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, các nhận có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.”
Như vậy, cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng quy định trên đều có thể đăng ký nhãn hiệu hay thương hiệu độc quyền.
1.1. Tổ chức hoặc cung cấp dịch vụ, hàng hóa tự sản xuất
Tổ chức hoặc cá nhân đang cung cấp dịch vụ, hàng hóa tự sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền dùng cho hàng hóa, dịch vụ tương ứng.
1.2. Tổ chức hoặc cá nhân tham gia hoạt động thương mại hợp pháp
Tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại hợp pháp theo quy định pháp luật được quyền đăng ký nhãn hiệu. Trong đó, nhãn hiệu đăng ký được sử dụng cho sản phẩm dịch vụ mà chính cá nhân hoặc tổ chức đó phân phối ra thị trường nhưng không trực tiếp sản xuất (bên khác sản xuất). Điều kiện ở đây là bên sản xuất chấp nhận cho cá nhân hoặc tổ chức phân phối sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.
1.3. Tổ chức tập thể được thành lập và hoạt động hợp pháp
Tất cả tổ chức tập thể được xây dựng hợp pháp theo quy định pháp luật có quyền đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể. Các thành viên trực thuộc tổ chức sau đó có thể sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.
Với sản phẩm dịch vụ mang tính chất địa phương, nguồn gốc địa lý cụ thể, cá nhân hoặc tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ tại địa phương đó có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Còn với những loại hàng hóa gắn liền với địa danh nhưng khác nguồn gốc địa lý, việc đăng ký nhãn hiệu tập thể phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước.
1.4. Tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, chứng nhận chất lượng sản phẩm dịch vụ
Những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý, chứng nhận chất lượng, nguồn gốc đặc điểm hay yếu tố khác liên quan đến sản phẩm dịch vụ cũng là đối tượng được phép đăng ký nhãn hiệu. Điều kiện ở đây là các tổ chức này không tham gia vào việc sản xuất, phân phối sản phẩm dịch vụ đang làm nhiệm vụ quản lý.
Trường hợp yêu cầu đăng ký nhãn hiệu liên quan đến địa danh nhưng khác nguồn gốc địa lý, việc đăng ký nhãn hiệu lúc này phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước.
1.5. Hai hoặc nhiều cá nhân, tổ chức đồng thuận sử dụng chung nhãn hiệu
Hai hay nhiều tổ chức, cá nhân có thể cùng hợp tác đăng ký một nhãn hiệu. Khi đó, nhãn hiệu được đăng ký sẽ có nhiều chủ sở hữu. Tuy nhiên, các cá nhân hay tổ chức đồng sở hữu nhãn hiệu phải đáp ứng 2 điều kiện cơ bản sau:
- Tất cả chủ sở hữu nhãn hiệu phải cùng tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ.
- Việc sử nhãn hiệu đăng ký của 2 hay nhiều cá nhân hoặc tổ chức không được gây nhầm lẫn, hiểu lầm với khách hàng về xuất xứ của sản phẩm dịch vụ.
1.6. Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định
Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định, bao gồm cả người đã nộp đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu cũng có quyền thực hiện chuyển giao quyền đăng ký cho một bên khác (cá nhân hoặc tổ chức).
Trong đó, việc chuyển giao phải được xác nhận bằng văn bản hợp đồng theo quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời, cá nhân hoặc tổ chức nhận chuyển giao cần đáp ứng một số điều kiện, yêu cầu của chủ thể có quyền đăng ký.
1.7. Trường hợp khác
Trường hợp nhãn hiệu thuộc diện bảo hộ tại quốc gia khác, việc đăng ký nhãn hiệu thường phức tạp hơn. Theo đó nếu quốc gia đó cùng là thành viên của các tổ chức không cấp phép cho cá nhân hoặc tổ chức đại lý đăng ký sử dụng nhãn hiệu mà Việt Nam cũng tham gia với tư cách hành viên, cá nhân hoặc tổ chức đại lý muốn đăng ký nhãn hiệu phải được sự cho phép của chủ nhãn hiệu.
2. Cập nhật chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền
Chi phí đăng ký thương hiệu hay nhãn hiệu độc quyền hiện được quy định tương đối chi tiết trong Thông tư số 263/2016/TT-BKHCN. Dưới đây là mức thu phí cụ thể:
- Phí nộp hồ sơ đăng ký: 150.000đ.
- Phí công bố hồ sơ: 120.000đ.
- Phí kiểm tra hỗ trợ thẩm định nội dung: 180.000đ/nhóm hàng hóa, dịch vụ.
- Phí kiểm tra (từ hàng hóa, dịch vụ thứ 7 trở đi) : 30.000đ/nhóm hàng hóa, dịch vụ.
- Phí yêu cầu thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký: 550.000đ/nhóm hàng hóa, dịch vụ.
- Phí yêu cầu thẩm định nội dung(từ hàng hóa, dịch vụ thứ 7 trở đi): 120.000đ/hàng hóa, dịch vụ.
- Phí thẩm định nội dung yêu cầu đăng ký ưu tiên: 600.000đ/đơn/yêu cầu.
- Phí cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000đ/nhóm hàng hóa, dịch vụ (từ hàng hóa, dịch vụ thứ 2 trở đi, lệ phí giảm xuống còn 100.000đ/nhóm).
- Phí công bố thông báo chấp nhận yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 120.000đ.
- Phí đăng bạ cho quyết định cấp phép văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 120.000đ.
Tùy thuộc theo số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ, tổng chi phí cá nhân hoặc tổ chức phải nộp có thể thay đổi. Thông thường, đăng ký càng nhiều nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ, tổng chi phí lại càng giảm.
3. Lời kết
TLDN VN vừa cập nhật chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền theo quy định pháp luật hiện hành. Để nhận tư vấn dịch vụ liên quan đến thành lập doanh nghiệp, đăng ký nhãn hiệu, quý khách hãy liên hệ với đơn vị theo hotline 0909608102.
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại TLDN VN