Đăng ký thương hiệu độc quyền – Cần nộp hồ sơ ở đâu?

Một thương hiệu mạnh sẽ tạo lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho doanh nghiệp. Sau khi làm xong hồ sơ đăng ký thương hiệu, bạn cần nộp cho cơ quan chuyên trách. Vậy chính xác thì cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu

1. Thương hiệu độc quyền là gì? 

Thương hiệu độc quyền là gì?
Thương hiệu độc quyền là gì?

Cho đến nay, hệ thống văn bản pháp luật tại Việt Nam vẫn chưa quy định cụ thể về thương hiệu độc quyền. Thực tế, việc đăng ký thương hiệu tương tự như đăng ký nhãn hiệu. Chiếu theo Khoản 16 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ ban hành năm 2005, nhãn hiệu được định nghĩa như sau: 

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” 

Quay lại với thương hiệu, thuật ngữ này đã trở nên quen thuộc với phần lớn mọi người. Thương hiệu không hẳn là một hình ảnh cụ thể như logo hay nhãn hiệu. Một thương hiệu mạnh là kết quả của quá trình sản xuất, nghiên cứu kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. 

Thương hiệu bao gồm cả nhãn hiệu. Có nghĩa, nhãn hiệu là một phần cấu thành lên thương hiệu. Nói chung, để thiết kế một nhãn hiệu hay logo, doanh nghiệp có thể thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để định hình một thương hiệu, doanh nghiệp phải cần khá nhiều thời gian, chứng minh chất lượng sản phẩm dịch vụ với khách hàng. 

2. Có thể nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu? 

Hiện nay, đăng ký thương hiệu thực chất chính là đăng ký nhãn hiệu. Như vậy, hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. 

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền
Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền

Ngoài hình thức nộp trực tiếp tại trụ sở chính hay văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cũng có thể nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu qua đường chuyển phát bưu điện. Sau đây là địa chỉ trụ sở chính, cùng hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại 3 thành phố lớn:

  • Trụ sở tại Hà Nội: 384-386 Đ. Nguyễn Trãi – P. Thanh Xuân Trung – Q.Thanh Xuân. 
  • Văn phòng đại diện tại TP HCM: 31 Đ. Hàn Thuyên – P. Bến Nghé  – Quận 1. 
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 135 Đ.Minh Mạng – P. Khuê Mỹ – Q.Ngũ Hành Sơn. 

3. Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền

Giống như đăng ký nhãn hiệu, quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền cũng thường diễn ra theo 5 bước chính. 

3.1. Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp hay cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu. Sau đó, nộp hồ cho Cục Sở hữu trí tuệ (nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện).  

3.2. Chờ thẩm định

Sau khi đã nộp hồ sơ, cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp cần chờ đợi kết quả thẩm định của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan này sẽ thông báo cho bên nộp hồ sơ về quyết định chấp nhận. 

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu

Còn nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ, phải đưa ra thông báo từ chối. Ở thông báo này cần nêu rõ lý do vì sao hồ sơ lại bị từ chối. Trong khoảng thời gian 2 tháng kể từ khi nhận thông báo, bên nộp hồ sơ cần bổ sung chứng từ còn thiếu sót theo yêu cầu hoặc nộp đơn khiếu nại. Trường hợp bên nộp hồ sơ không bổ sung theo yêu cầu hoặc không gửi khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ có quyền đơn phương từ chối hồ sơ đăng ký.

3.3. Nhận đơn công bố 

Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận yêu cầu đăng ký thương hiệu, cơ quan này sẽ thông báo công khai trên Công báo Sở hữu công nghiệp. 

3.4. Thẩm tra nội dung đơn

Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục quá trình thẩm tra nội dung, nghiên cứu tính bảo hộ của thương hiệu theo quy định. Phạm vi bảo hộ của thương hiệu sau đó mới được quyết định. 

3.5. Chốt  văn bằng bảo hộ 

Trường hợp thương hiệu được xác định không đủ điều kiện theo yêu cầu bảo hộ, phía Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra quyết định không cấp văn bằng bảo hộ. 

Còn nếu thương hiệu đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ, đồng thời bên nộp hồ sơ đã nộp đầy đủ lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ có thể tiến hành cấp văn bằng bảo hộ theo quy định. Khi đó, nhãn hiệu hay thương hiệu tiếp tục được công bố rộng rãi trên Công báo Sở hữu công nghiệp. 

Như vậy từ phân tích tổng hợp trên đây, thắc mắc nên nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu đã phần nào được giải đáp. Nếu đang gặp khó khăn trong quá trình đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, quý khách hãy liên hệ với TLDN VN để được tư vấn trợ giúp.  

Bài viết liên quan khác
0782222229
0909608102
button