Kinh nghiệm thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ?

5 /5 của 270 đánh giá

Kinh nghiệm thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ? Làm sao để thành lập công ty thành công? Nếu bạn đang băn khoăn về vốn điều lệ cần chuẩn bị của công ty và cách mở doanh nghiệp hoàn thiện thì bài viết sau sẽ hữu ích với bạn.

I/ Kinh nghiệm thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ?

- Vốn điều lệ là một trong những loại vốn cần kê khai khi thành lập công ty. Vốn điều lệ công ty đăng ký với cơ quan có thẩm quyền khi mở công ty sẽ được ghi trong điều lệ công ty.

- Vốn điều lệ được tính bằng tổng giá trị của cổ phần đã đăng ký hay đã bán khi mở công ty cổ phần hay giá trị phần vốn góp được góp khi mở công ty trách nhiệm hữu hạn và hợp danh. (Tham khảo chi tiết thêm: Vốn điều lệ là gì?).

- Hiện nay, Luật doanh nghiệp không có quy định cụ thể về vốn điều lệ cần kê khai khi thành lập một công ty. Do đó, doanh nghiệp không cần quá băn khoăn  việc thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ ban đầu tùy thuộc vào điều kiện, khả năng tài chính, nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp.

- Mặc dù, không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý thêm về kinh nghiệm thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ như sau:

  • Đối với ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, thì doanh nghiệp sẽ phải đăng ký vốn điều lệ tối thiểu phải bằng với mức vốn pháp định được quy định. Ví dụ ngành nghề kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp đóng vốn pháp định là 1 tỷ VNĐ, thì doanh nghiêp cũng phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu là 1 tỷ VNĐ. (Tham khảo thêm: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định).
  • Không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín công ty. Hãy lựa chọn mức vốn phù hợp nhất.
  • Mức vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài mà doanh nghiệp cần đóng mỗi năm. Nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ thì cần đóng 3 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm; Nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì cần đóng 2 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm; Còn nếu vốn điều lệ thấp thì cần đóng 1 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm.

II/ Một số kinh nghiệm thành lập công ty hữu ích không nên bỏ qua

Bên cạnh kinh nghiệm thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ, thì doanh nghiệp cần lưu ý thêm những vấn đề sau để có thể thuận lợi mở công ty.

1. Kinh nghiệm về chuẩn bị vốn và góp vốn vào công ty:

  • Ngoài vốn điều lệ, doanh nghiệp còn cần lưu ý thêm các loại vốn khác khi thành lập một công ty để kinh doanh như vốn pháp định và vốn ký quỹ.
  • Nếu ngành nghề có quy định về vốn pháp định và vốn ký quỹ thì cần đóng vốn pháp định và vốn kỹ quỹ đầy đủ theo quy định. (Tham khảo thêm : Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?).
  • Doanh nghiệp thực hiện góp vốn trong thời gian quy định là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ. (Tham khảo chi tiết hơn tại Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp).

2. Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin công ty: Doanh nghiệp muốn thành lập công ty thì cần chuẩn bị đầy đủ thông tin về công ty như:

  • Đặt tên cho công ty: Tên công ty không trùng lặp, không giống với công ty khác, không chứa từ ngữ thiếu văn hóa. (Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty).
  • Chọn địa chỉ đặt công ty: Địa chỉ đặt công ty phải đúng quy định, không được dùng địa chỉ giả hay đặt địa chỉ ở khu chung cư, tập thể. (Tham khảo ngay: Cách đặt địa chỉ công ty).
  • Chọn loại hình công ty: Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty. Hiện nay, có 4 loại hình công ty doanh nghiệp có thể lựa chọn như: CT tư nhân, CT TNHH, CT hợp danh và CT cổ phần. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).
  • Chọn ngành nghề kinh doanh: Bạn hãy chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp và phục vụ được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu là ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện hay chứng chỉ hành nghề thì cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định mới được hoạt động kinh doanh. (Tham khảo thêm: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
  • Chọn người đại diện pháp luật: Doanh nghiệp cần chọn người đại diện pháp luật cho công ty khi thành lập. Người đại diện phải có đủ năng lực, kinh nghiệm và có khả năng chịu trách nhiệm đối với hoạt động và quyết định của công ty. (Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật).

3. Kinh nghiệm sau khi thành lập công ty: Doanh nghiệp sau khi thành lập công ty thì cần tiến hành

  • Công bố thông tin về việc đăng ký kinh doanh công ty lên cổng thông tin điện tử của quốc gia.
  • Tiến hành khắc con dấu của doanh nghiệp và phát hành hóa đơn để sử dụng.
  • Thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng giao dịch của công ty.
  • Đăng ký chữ ký số để nộp thuế online và kê khai, đóng những loại thuế như thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài.
  • Thực hiện thuê dịch vụ kế toán nếu chưa thể thuê kế toán riêng cho công ty. Nam Việt Luật bên cạnh dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói còn cung cấp dịch vụ kế toán thuê để giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề thủ tục, sổ sách, thuế ban đầu.

Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ và những lưu ý khi mở doanh nghiệp trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu có điều gì thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ nhé!

Từ khóa liên quan: Vốn điều lệ

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102