Mã ngành nghề may mặc – Hệ thống các mã ngành liên quan

Gia công may mặc hay sản xuất may mặc đều thuộc ngành nghề may mặc nhưng đây là một ngành rộng, gồm nhiều hoạt động khác nhau. Vậy nếu muốn gia công/ sản xuất may mặc thì mã ngành nghề may mặc bao nhiêu? Nếu chỉ may trang phục (trừ trang phục da lông thú) thì đăng ký mã ngành nào đúng? TLDN VN giải đáp nhanh tại đây.

Mã ngành nghề may mặc là bao nhiêu?

Mã ngành nghề may mặc trong danh mục ngành nghề kinh doanh được quy định đầy đủ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 (có hiệu lực 20/8/2018). Theo đó, hệ thống ngành kinh tế cấp 3, mã ngành may mặc bao gồm: 131, 139, 141, 142, 143, 151 và 152. 

Mã ngành nghề may mặc bao gồm: 131, 139, 141, 142, 143, 151 và 152
Mã ngành nghề may mặc bao gồm: 131, 139, 141, 142, 143, 151 và 152

Cụ thể, mã ngành nghề gia công may mặc, mã ngành nghề sản xuất hàng may mặc mời xem bảng dưới đây:

Mã ngành may mặc Hoạt động
Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5
131 Sản xuất sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm dệt
1311 13110 Sản xuất sợi
1312 13120 Sản xuất vải dệt thoi
1313 13130 Hoàn thiện sản phẩm dệt
139 Sản xuất hàng dệt khác
1391 13910 Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
1392 13920 Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)
1393 13930 Sản xuất thảm, chăn, đệm
1394 13940 Sản xuất các loại dây bện và lưới
1399 13990 Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu
141 1410 14100 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
142 1420 14200 Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
143 1430 14300 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
151 Thuộc, sơ chế da; sản xuất va li, túi xách, yên đệm; sơ chế và nhuộm da lông thú
1511 15110 Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú
1512 15120 Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm
152 1520 15200 Sản xuất giày, dép

Những hoạt động được miêu tả chi tiết hơn nữa về mã ngành may mặc được quy định tại Phụ lục II  Nội dung hệ thống ngành nghề Việt Nam cũng được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. 

Tuy nhiên, các mã ngành may mặc rất nhiều, nếu sau khi xem, bạn chưa rõ công ty nên đăng ký hoặc bổ sung mã ngành nghề may mặc nào, bạn có thể liên hệ TLDN VN để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thủ tục nhanh nhất.  

Nếu may trang phục (trừ trang phục da lông thú) đăng ký mã ngành nào đúng? 

Trường hợp công ty bạn muốn đăng ký hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh may trang phục (trừ trang phục da lông thú) thì mã ngành kinh tế là 141 – 1410 – 14100. Các hoạt động cụ thể của mã ngành này bao gồm: 

  •  Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá;
  •  Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da;
  •  Sản xuất quần áo bảo hộ lao động;
  •  Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc… cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jacket, bộ trang phục, quần, váy…,
  •  Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pijama, váy ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê…,
  •  Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết;
  •  Sản xuất mũ mềm hoặc cứng;
  •  Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn choàng;
  •  Sản xuất đồ lễ hội;
  •  Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú;
  •  Sản xuất giày, dép từ nguyên liệu dệt không có đế;
  •  Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên.

Loại trừ:

  • Sản xuất trang phục bằng da lông thú (trừ mũ lưỡi trai) được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);
  • Sản xuất giày dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép);
  • Sản xuất trang phục bằng cao su hoặc nhựa không bằng cách khâu mà chỉ gắn với nhau được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su) và nhóm 22209 (Sản xuất sản phẩm khác từ plastic);
  • Sản xuất găng tay da thể thao và mũ thể thao được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);
  • Sản xuất mũ bảo hiểm (trừ mũ dùng cho thể thao) được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);
  • Sản xuất quần áo bảo vệ và quần áo chống lửa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);
  • Sửa chữa trang phục được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).

Trên đây là phần giải đáp nhanh của TLDN VN về mã ngành nghề may mặc và mã ngành may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú). Nếu quý vị cần dịch vụ thành lập công ty, tư vấn các thủ tục đăng ký/ thay đổi/ bổ sung ngành nghề kinh doanh, vui lòng liên hệ TLDN VN để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

Bài viết liên quan khác
0782222229
0909608102
button