Luật Đầu tư hiện hành quy định khá rõ những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh. Trước khi thành lập doanh nghiệp hay đầu tư vào bất kỳ tổ chức kinh tế nào, bạn nên tìm hiểu chi tiết các quy định. Trong phần tổng hợp kiến thức pháp luật sau đây, TLDN VN sẽ giúp quý khách cập nhật danh sách ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh mới nhất.
Các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định mới nhất
Những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được quy định rõ trong Điều 6 Luật Đầu tư 2020. Cụ thể:
“Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.” Trích dẫn luật.
Quá trình kiểm duyệt, cấp giấy phép kinh doanh, phía cơ quan thẩm quyền sẽ nghiên cứu kỹ ngành nghề được doanh nghiệp, cá nhân cung cấp trong bộ hồ sơ đăng ký.
Chính sách về đầu tư kinh doanh cá nhân, doanh nghiệp cần nắm rõ
Bên cạnh cập nhật danh mục ngành nghề kinh doanh hay bổ sung ngành nghề kinh doanh, phía doanh nghiệp hay nhà đầu tư cá nhân cũng nên tìm hiểu một số quy định mới nhất về chính sách đầu tư kinh doanh. Cụ thể, theo nội dung đề cập tại Điều 5 Luật Đầu tư 2020:
- Phía nhà đầu tư được quyền tiến hành triển khai hoạt động kinh doanh, đầu tư vào ngành nghề hợp pháp, không nằm trong danh mục ngành nghề bị cấm theo quy định hiện hành.
- Với những ngành nghề kinh doanh kèm theo điều kiện, nhà đầu tư cần đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh tương ứng theo quy định pháp luật.
- Nhà đầu tư có quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm đối với việc triển khai đầu tư kinh doanh vào ngành nghề hợp pháp. Đồng thời, nhà đầu tư có quyền tiếp cận, khai thác nguồn lực tín dụng, các quỹ hỗ trợ, tài sản đất đai, cùng những tài nguyên khác phù hợp theo quy định pháp luật.
- Trường hợp việc triển khai kinh doanh gây nguy hại hoặc có nguy cơ gây nguy hại, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh trật tự quốc gia, nhà đầu tư sẽ bị đình chỉ các hoạt động kinh doanh.
- Nhà đầu tư được nhà nước công nhận, bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản, nguồn vốn đầu tư, nguồn thu nhập, cùng quyền lợi hợp pháp khác.
- Các nhà đầu tư luôn được phía cơ quan nhà nước đối xử bình đẳng. Ngoài ra, cơ quan nhà nước cần đưa ra chính sách khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai hoạt động kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế quốc gia.
- Phía cơ quan nhà nước phải tôn trọng, tuân thủ thực hiện theo công ước quốc tế đã tham gia.
Mức phạt tiền nếu tổ chức doanh nghiệp vi phạm điều kiện đầu tư kinh doanh
Mặc dù pháp luật hiện hành quy định khá rõ điều kiện để được đầu tư kinh doanh, nhưng thực tế vẫn có không ít trường hợp cố tình hoặc vô tình vi phạm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, phía nhà đầu tư sẽ phải nộp phạt hành chính theo quy định. Dưới đây là một số mức phạt cụ thể:
- Mức phạt từ 80.000.000đ – 120.000.000đ: Áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư góp vốn, thu mua cổ phần hoặc mua cổ phần từ những tổ chức kinh tế không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành.
- Mức phạt từ 100.000.000đ – 200.000.000đ: Áp dụng trong 2 trường hợp cụ thể dưới đây:
-
- Nhà đầu tư tiến hành chuyển nhượng tất cả hoặc một phần của dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định.
- Phía nhà đầu tư nước ngoài hoặc những tổ chức kinh tế theo quy định theo Điểm a, b và c tại Khoản 1 Điều 23 trong Luật Đầu tư 2020 tiến hành chuyển nhượng tất cả hoặc một phần của dự án không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
- Mức phạt tiền từ 200.000.000đ – 300.000.000đ: Áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh vào những ngành nghề bị cấm kinh doanh.
Bên cạnh nộp phạt, nhà đầu tư đôi khi còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Chẳng hạn như chấm dứt việc đầu tư kinh doanh, hoàn lại số tiền thu lời bất hợp pháp từ hoạt động kinh doanh trái phép.
Lưu ý rằng, mức tiền phạt trên đây chủ yếu áp dụng cho tổ chức đầu tư kinh doanh. Còn với cá nhân vi phạm hoạt động đầu tư kinh doanh, mức phạt bằng 50% so với mức phạt dành cho tổ chức (được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 122/2021NĐ-CP).
TL DNVN vừa cập nhật chi tiết danh sách ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư hiện hành. Trong quá trình làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, nếu gặp phải vướng mắc về ngành nghề kinh doanh, quý khách hãy tìm đến TLDN VN. Đơn vị hiện cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói, đảm bảo yêu cầu về pháp lý trên toàn quốc. Để nhận tư vấn chi tiết, yêu cầu giải đáp thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ theo số 0909608102.
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại TLDN VN