Thủ tục thành lập công ty con ở nước ngoài như thế nào? Cần lưu ý những gì? Đây là băn khoăn chung của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam khi muốn phát triển kinh doanh ra nước ngoài, mở rộng hệ thống, văn phòng, chi nhánh công ty ở ngoài nước. Để tìm lời giải đáp cụ thể nhất cho vấn đề trên thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Thủ tục cần thiết khi mở công ty con ở nước ngoài
Hiện nay, thì thủ tục để thành lập công ty con tại mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau, tùy vào quy định riêng về yêu cầu pháp luật của từng nước, mỗi nơi lại có một quy định riêng. Tuy nhiên, khi muốn mở công ty con tại nước ngoài, doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ những thủ tục, giấy tờ như:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hợp lệ của doanh nghiệp tại Việt Nam
– Tài liệu chứng minh năng lực, khả năng, điều kiện tài chính của công ty tại Việt Nam.
– Các tài liệu, giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân hợp lệ (thẻ căn cước, hộ chiếu). Những giấy tờ này cần được dịch ra ngôn ngữ của quốc gia bạn sẽ đăng ký mở công ty con và xin giấy xác nhận của lãnh sự quán.
>>> Thủ tục pháp lý hay hồ sơ đăng ký mở công ty con ở nước ngoài sẽ khác nhau tùy vào quy định của mỗi quốc gia. Do đó, doanh nghiệp hãy lưu ý kỹ và tuân thủ đúng, đầy đủ. Như vậy mới có thể thuận lợi mở công ty.
Lưu ý khi thành lập công ty con ở nước ngoài
Thực tế thì thủ tục thành lập công ty con ở nước ngoài sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia. Tuy nhiên, có một số lưu ý bạn không thể bỏ qua khi muốn mở công ty con tại nước ngoài như sau:
– Để có thể thành lập công ty con ở ngước ngoài, trước tiên các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, hồ sơ liên quan để xin Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp phép đầu tư ra nước ngoài. Hay nói cách khác là hoàn tất thủ tục ở Việt Nam trước, sau đó mới có thể thực hiện ở nước ngoài. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị được cấp phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp con ở nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam.
+ Tài liệu chứng minh năng lực, khả năng, điều kiện tài chính của công ty Việt Nam, cụ thể như báo cáo tài chính trong ít nhất 2 năm gần nhất hay tài sản ở trong ngân hàng của công ty…
+ Hồ sơ pháp lý liên quan của công ty Việt Nam
+ Tài liệu hay giấy xác minh việc doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan theo Luật doanh nghiệp như nghĩa vụ về thuế, giấy tờ báo cáo…
>> Doanh nghiệp Việt Nam nộp hồ sơ lên Bộ Kế hoạch và đầu tư để xin giấy phép thành lập công ty con ở nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày từ khi nhận được bản hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ xác minh và cấp cho doanh nghiệp Việt Nam một giấy chứng nhận đăng ký mở công ty con ở nước ngoài.
– Doanh nghiệp Việt Nam khi đã được cấp giấy phép thành lập công ty ở nước ngoài thì cần đảm bảo thực hiện đầy đủ những thủ tục liên quan tại Ngân hàng trước khi chuyển tiền ra nước ngoài.
– Hơn nữa, khi doanh nghiệp Việt Nam được cấp giấy phép thành lập công ty con ở nước ngoài phải báo với Bộ Kế hoạch và đầu tư về vấn đề đã thành lập công ty con hay chưa trong vòng 2 tháng. Nếu trong thời gian đó không báo báo rõ việc này thì Bộ Kế hoạch và đầu tư có quyền thu hồi và hủy bỏ giấy phép đã cấp cho doanh nghiệp Việt Nam.
– Doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ những quy định chung của quốc gia mà doanh nghiệp dự định đăng ký mở chi nhánh hay công ty con. Phải đảm bảo đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề và ngành nghề đó phải được quốc gia đó cho phép kinh doanh.
– Doanh nghiệp Việt Nam phải là doanh nghiệp có thời gia đăng ký hoạt động kinh doanh hợp pháp tối thiểu là 5 năm tại Việt Nam mới có thể mở công ty con ở nước ngoài.
– Hơn nữa, doanh nghiệp tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện tài chính đầy đủ, chứng minh được nguồn vốn khi đăng ký thành lập công ty con ở nước ngoài.
Hy vọng những chia sẻ về vấn đề thành lập công ty con ở nước ngoài trên đây sẽ hữu ích với doanh nghiệp. Doanh nghiệp hãy đảm bảo chuẩn bị đầy đủ những thủ tục, giấy phép liên quan trước khi tiến hành để có thể thuận lợi mở công ty con nhé!
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại TLDN VN