Thủ tục, hồ sơ mở doanh nghiệp ra sao? Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh máy tính như thế nào thì thành công? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết sau.
I/ Hồ sơ chi tiết đăng ký thành lập công ty kinh doanh máy tính
Kinh nghiệm thành lập công ty, doanh nghiệp kinh doanh máy tính quan trọng hàng đầu chính là kinh nghiệm về việc chuẩn bị thủ tục, hồ sơ để đăng ký mở công ty. Hồ sơ chi tiết, cụ thể gồm:
- Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh công ty máy tính.
- Danh sách cổ đông hoặc thành viên của công ty khi thành lập.
- Điều lệ công ty kinh doanh máy tính.
- Giấy chứng minh nhân dân bản sao, thẻ căn cước bản sao, hộ chiếu bản sao (đối với cá nhân). Nếu là tổ chức thì cung cấp thêm giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có thể chứng minh hoạt động của tổ chức là hợp pháp.
>>> Doanh nghiệp có thể chọn dịch vụ thành lập công ty và ủy quyền cho TLDN VN tiến hành.
II/ Kinh nghiệm mở công ty kinh doanh máy tính – quy trình cơ bản
Để mở một doanh nghiệp thành công bạn hãy thực hiện theo kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh máy tính với quy trình 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thủ tục, thông tin công ty
Chuẩn bị người đại diện pháp luật cho công ty:
Người đại diện pháp luật cần tuân thủ những quy định riêng, là người chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty nên cần chọn người đủ khả năng, năng lực, trách nhiệm. (Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật).
Chuẩn bị về các loại vốn của công ty
- Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai vốn điều lệ theo quy định khi mở công ty kinh doanh máy tính. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì? ).
- Ngoài ra, nếu ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định thì còn cần thực hiện đóng vốn pháp định theo quy định và vốn điều lệ tối thiểu cũng phải bằng với vốn pháp định. (Tham khảo thêm: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định).
Chuẩn bị địa chỉ đặt công ty
- Công ty kinh doanh máy tính khi thành lập thì sẽ phải có địa chỉ công ty. Địa chỉ công ty phải rõ ràng, chi tiết, hơn nữa không đặt ở những nơi bị cấm hoặc hạn chế theo quy định pháp luật hiện hành. (Tham khảo ngay: Cách đặt địa chỉ công ty).
Chuẩn bị loại hình công ty kinh doanh máy tính
- Loại hình công ty là một trong những vấn đề doanh nghiệp cần đưa ra sự chọn lựa khi mở công ty. Một số loại hình phổ biến gồm: Loại hình doanh nghiệp tư nhân, loại hình cổ phần, loại hình trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).
Chuẩn bị tên cho công ty kinh doanh máy tính
- Doanh nghiệp cần tiến hành đặt tên riêng cho công ty kinh doanh máy tính. Tên không trùng lặp với doanh nghiệp khác. Trong tên không chứa các ký tự hay từ ngữ cấm. Cấu trúc tên đầy đủ. (Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty).
Chuẩn bị ngành nghề, đáp ứng những yêu cầu về ngành nghề
- Doanh nghiệp thực hiện đăng ký ngành nghề và mã ngành kinh doanh phù hợp với khả năng công ty theo danh mục ngành nghề kinh doanh, phù hợp với mục đích tiến hành kinh doanh máy tính. (Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
- Ngoài ra, nếu trường hợp ngành nghề đó yêu cầu các điều kiện liên quan thì cần đáp ứng đầy đủ mới được đi vào kinh doanh. Nếu không có điều kiện thì có thể đi vào hoạt động sau khi có giấy phép. (Tham khảo ngay: Quy định về ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện và Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề).
Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh máy tính
- Doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ theo mẫu đã được trình bày chi tiết như trên. (Có thể tham khảo thêm: Hồ sơ thành lập công ty).
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mở công ty kinh doanh máy tính
- Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị thông tin công ty kinh doanh máy tính và soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh thì nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch và Đầu tư nơi đặt địa chỉ công ty. Hồ sơ sẽ được giải quyết trong vòng 3 – 6 ngày.
Bước 3: Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty
Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh máy tính hữu ích tiếp theo mà bạn cần lưu ý đó là hoàn tất những thủ tục sau khi công ty máy tính đi vào hoạt động như:
Tiến hành góp vốn
- Doanh nghiệp thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày nếu trường hợp có đối tác đầu tư góp vốn theo quy định. (Tham khảo chi tiết hơn tại: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp).
Đăng ký chữ ký số điện tử
- Công ty kinh doanh máy tính mua chữ ký số điện tử ở cơ quan quản lý có thẩm quyền để thực hiện đóng thuế trực tuyến.
Công bố việc đăng ký công ty kinh doanh máy tính
- Doanh nghiệp kinh doanh máy tính thực hiện công bố việc đăng ký thành lập công ty kinh doanh lên cổng thông tin điện tử của quốc gia trong vòng 30 ngày.
Phát hành hóa đơn của công ty máy tính
- Công ty phát hành hóa đơn theo đúng quy định, in hóa đơn để sử dụng hoặc mua hóa đơn giá trị gia tăng tùy vào khả năng của doanh nghiệp.
Tiến hành thuê dịch vụ kế toán
- Công ty kinh doanh máy tính nếu chưa có kế toán viên riêng hoặc muốn tối ưu chi phí thành lập công ty thì có thể thực hiện thuê dịch vụ kế toán ở TLDN VN để giúp làm những thủ tục về kế toán ban đầu của công ty.
Kê khai và đóng các loại thuế liên quan
- Doanh nghiệp kinh doanh máy tính tiến hành kê khai và sẽ phải đóng một số loại thuế cơ bản như thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài và thuế thu nhập công ty. Tuy nhiên, đầu tiên thường chỉ cần đóng thuế môn bài.
Khắc con dấu và công bố mẫu dấu công khai
- Bạn cần khắc con dấu tròn của công ty và công bố mẫu dấu công khai giống như thông tin đăng ký công ty.
Đăng ký tài khoản ngân hàng
- Chủ doanh nghiệp kinh doanh máy tính mang theo con dấu công ty, giấy phép đăng ký thành lập công ty và chứng minh nhân dân đến ngân hàng để mở tài khoản giao dịch.
Mong rằng những kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh máy tính trên đây sẽ giúp bạn mở doanh nghiệp thuận lợi, thành công. Hãy trao đổi với TLDN VN ngay về vướng mắc của bạn nếu cần nhé! TLDN VN sẽ tư vấn thành lập công ty chi tiết nhất cho doanh nghiệp.
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại TLDN VN