Thành lập công ty sản xuất cơ khí

5 /5 của 185 đánh giá

Bạn đang muốn thành lập công ty sản xuất cơ khí? Bạn không biết mở công ty cơ khí cần chuẩn bị những gì? Ngành nghề đăng ký kinh doanh ra sao? Thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh như thế nào? Bài viết dưới đây của Nam Việt Luật sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

I/ Cần chuẩn bị những gì khi thành lập công ty sản xuất cơ khí?

Khi muốn mở doanh nghiệp kinh doanh sản xuất cơ khí thì chủ công ty cần chuẩn bị những nội dung sau:

  • Tên và địa chỉ công ty:

+ Tên công ty sẽ bao gồm : Loại hình kinh doanh công ty + tên riêng của công ty bạn. Lưu ý không dùng từ ngữ cấm, không đảm bảo văn hóa, không lấy tên của doanh nghiệp khác làm tên công ty mình.

>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty

+ Địa chỉ công ty cần rõ ràng, cấm dùng nhà thể, nhà chung cư làm địa chỉ đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư. Nếu chưa có điều kiện bạn có thể tận dụng nhà người thân, bạn bè (nhà độc lập) hoặc thuê địa điểm có giấy chứng nhận sở hữu....

>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt địa chỉ công ty

  • Ngành nghề sẽ kinh doanh:

Doanh nghiệp cần xác định trước mình sẽ sản xuất cơ khí ở ngành nghề gì để có thể đăng ký mã ngành với cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Hiện nay, về lĩnh vực sản xuất cơ khí bạn có thể tham khảo các ngành sau:

Tên ngành

Mã ngành

Sản xuất các cấu kiện kim loại

2511

Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm)

2513

Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

2592

Đúc sắt thép

2431

Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu

2599

Sản xuất sắt, thép, gang

2410

Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại

2512

Sản xuất kim loại màu và kim loại quý

2420

Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại

2591

Đúc kim loại màu

2432

Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng

2593

Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính

2620

Sản xuất linh kiện điện tử

2610

Sản xuất đồng hồ

2652

Sản xuất thiết bị truyền thông

2630

Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học

2670

Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển

2651

Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

2640

Sản xuất pin và ắc quy

2720

Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp

2660

Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện

2710

Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học

2680

>> (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).

  • Loại hình đăng ký kinh doanh:

- Thành lập công ty sản xuất cơ khí là cần lựa chọn loại hình công ty cụ thể. Nếu bạn có quy mô nhỏ thì có thể chọn loại hình công ty tư nhân ít nguy cơ nhất hoặc loại hình công ty TNHH an toàn . Còn nếu lớn hơn thì có thể thành lập công ty cổ phần hoặc công ty liên doanh, hợp danh.

>>> Tham khảo thêm: Tư vấn lựa chọn loại hình công ty.

  • Vốn điều lệ cần có:

- Ngành nghề kinh doanh các sản xuất cơ khí không có quy định về vốn điều lệ, do đó bạn có thể kê khai bao nhiều tùy vào khả năng, điều kiện của mình. Nếu là công ty kinh doanh nhỏ thì không cần phải kê khai quá cao. Vì vốn điều lệ là nhân tố quyết định bạn phải đóng bao nhiêu thuế môn bài cho nhà nước mỗi năm. Ví dụ: Đăng ký vốn điều lệ trên 10 tỷ VNĐ thì cần nộp 3 triệu VNĐ tiền thuế môn bài/ năm, Vốn điều lệ dưới 10 tỷ VNĐ là 2 triệu VNĐ/ năm...

>>>Tham khảo chi tiết: Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty

  • Người đại diện pháp luật của công ty:

- Phải là người đủ điều kiện về tư cách pháp nhân lẫn tư cách làm đại diện. Không chọn những người bị cấm đăng ký mở công ty hay hạn chế xin giấy phép hoạt động kinh doanh làm đại diện cho công ty mình. (Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật).

II/ Hồ sơ để đăng ký thành lập công ty sản xuất cơ khí

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh khi thành lập công ty sản xuất cơ khí bao gồm những thành phần sau:

  • Đơn đề nghị cơ quan chức năng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, mở công ty kinh doanh.
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Bản sao CMND, hộ chiếu hay giấy chứng nhận có hoạt động của tổ chức;
  • Danh sách thành viên cùng sáng lập hoặc cổ đông trực thuộc công ty.

>>> Địa điểm nộp hồ sơ là Sở Kế Hoạch Đầu tư. Thời gian xử lý khoảng 3 – 5 ngày (ngày nghỉ không tính)

III/ Những vấn đề cần lưu ý sau khi mở công ty sản xuất cơ khí

Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần hoàn tất những thủ tục sau để không bị phạt thuế.

- In hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng và đóng thuế

  • Công ty hoạt động về dịch vụ sản xuất cơ khí cần in hóa đơn, thông báo phát hành các loại hóa đơn theo đúng quy định. Nếu không in, bạn có thể mua hóa đơn giá trị gia tăng ở cơ quan thuế.
  • Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng để phục vụ giao dịch của doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế ban đầu và đóng các loại thuế cần thiết theo đúng quy định.

- Mua chữ ký số, thuê dịch vụ kế toán, tiến hành góp vốn

- Công bố thông tin công ty và khắc con dấu của doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ sản xuất cơ khí thì cần thông báo thông tin công ty lên cổng thông tin điện tử của quốc gia một cách công khia trong vòng 3 tháng (90 ngày). Công ty không làm theo quy định sẽ bị phạt theo mức tiền được quy định.
  • Ngoài ra, bạn hãy thực hiện thiết kế và làm con dấu riêng cho công ty mình, mẫu dấu này cũng phải công bố công khai.

>>> Hiện nay, Nam Việt Luật là một trong những công ty tư vấn thành lập công ty sản xuất cơ khí uy tín. Chúng tôi đã giúp hàng ngàn chủ doanh nghiệp mở công ty của mình một cách thuận lợi, trong thời gian ngắn nhất. Nếu có bất cứ vướng mắc nào liên quan đến hồ sơ, thủ tục, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

Là địa chỉ tư vấn thành lập công ty sản xuất cơ khí hàng đầu, Nam Việt Luật tự tin sẽ mang lại sự hài lòng cho mọi khách hàng. Chúc doanh nghiệp thành công.

Từ khóa liên quan: Công ty sản xuất

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102