Hà Nam – cửa ngõ thủ đô, nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, được coi là vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, thuận lợi giao thông giao thương với nhiều tỉnh, thành phố và trung tâm kinh tế lớn của nước ta. Vì vậy, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm kiếm dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nam. Do đó, TLDN VN dành bài viết này hướng dẫn hồ sơ và cập nhật thủ tục mới nhất. Mời tham khảo!
Tình hình thành lập công ty tại Hà Nam hiện nay
Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 5 tháng đầu năm 2024 của Cục Thống kê thì tính đến ngày 25/5, toàn tỉnh Hà Nam:
- Thu hút 23 dự án đầu tư (gồm 15 dự án trong nước và 8 dự án FDI), tổng vốn đăng ký đầu tư đến 1.945,4 tỷ đồng và 55,8 triệu USD;
- Tiến hành điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư của 13 dự án (gồm 3 dự án trong nước và 7 dự án FDI), tổng vốn đầu tư tăng 763,3 tỷ đồng và 6,7 triệu USD.
- Trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 345 doanh nghiệp được thành lập mới (tăng 9,5% so với năm 2023), số vốn đăng ký đạt 5.850 tỷ đồng (tăng 85% so với năm 2023).
Những con số này là minh chứng cụ thể cho việc Hà Nam luôn có sức hút đầu tư lớn, thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam đảm bảo cơ hội phát triển không ngừng. Do đó, nếu đang có ý định thành lập công ty hoặc đầu tư vào Hà Nam, nhà đầu tư nên tìm hiểu hồ sơ và thủ tục thành lập công ty tại Hà Nam tại đây.
Hồ sơ thành lập công ty tại Hà Nam mới nhất
Với những cơ hội và tiềm năng phát triển không ngừng, Hà Nam là điểm đến lý tưởng để nhà đầu tư thành lập công ty với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau như: Công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và doanh nghiệp tư nhân. Với mỗi loại hình công ty, hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Cụ thể:
Loại hình công ty | Hồ sơ cần chuẩn bị |
Doanh nghiệp tư nhân | * Đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp;
* Giấy tờ pháp lý (bản sao) của cá nhân là chủ doanh nghiệp; |
Công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH | * Đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp;
* Điều lệ công ty; * Danh sách cổ đông/ thành viên; * Giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông nếu là tổ chức và văn bản ủy quyền người đại diện theo pháp luật của công ty; * Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty; * Chứng nhận đăng ký đầu tư nếu thành viên/ cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. * Văn bản ủy quyền cho bên thứ 3 tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam (nếu có) |
Thủ tục thành lập công ty tại Hà Nam chi tiết nhất
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ theo yêu cầu, chủ doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Hà Nam ở các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Nộp hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam
Nhà đầu tư hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nam. Hoặc có thể gửi theo đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tiếp nhận và giải quyết thủ tục đề nghị cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trả giấy biên nhận cho người đi nộp hồ sơ về việc đã nhận hồ sơ. Trong 3 ngày làm việc, cơ quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có hướng dẫn nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc trả lời bằng văn bản nếu từ chối cấp chứng nhận.
Cấp chứng nhận đăng ký công ty
Nếu hồ sơ hợp lệ thì sau 3 ngày, doanh nghiệp sẽ nhận được chứng nhận đăng ký công ty theo đường bưu điện. Hoặc được trả trực tiếp theo yêu cầu của người nộp hồ sơ.
Công bố thông tin doanh nghiệp
Sau khi được cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải tiến hành công bố nội dung thông tin doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký công ty. Đồng thời, nộp phí công bố thông tin theo quy định.
Những chú ý khi thành lập công ty tại Hà Nam chủ đầu tư nên biết
Khi thành lập doanh nghiệp tại Hà Nam, nhà đầu tư nên chú ý:
- Địa chỉ đặt làm trụ sở chính của công ty: Là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp với khách hàng, có đủ số điện thoại, số fax, email (nếu có) sẽ giúp ích trong việc thu hút khách hàng, tạo niềm tin nơi nhà đầu tư và hạn chế các vấn đề pháp lý liên quan,…
- Chọn ngành nghề kinh doanh của công ty cần đảm bảo ngành nghề đăng ký sẽ được cấp phép và không phải tiến hành các thủ tục thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh do trước đó đăng ký sai hoặc thiếu. Chủ doanh nghiệp có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh tại Phụ lục I và II ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
- Khắc dấu công ty: Hiện nay, việc lựa chọn mẫu dấu, hình thức, số lượng con dấu do công ty tự quyết định và không cần thực hiện việc công bố mẫu dấu như trước đây.
- Sau khi khắc dấu, doanh nghiệp sẽ tiến hành thêm một số công việc nữa thì công ty mới chính thức đi vào hoạt động gồm: làm biển, treo biển, đăng ký phát hành hóa đơn điện tử, mở tài khoản ngân hàng của công ty, kê khai thuế và nộp thuế theo quy định,…
Tổng kết
Trên đây là phần hướng dẫn chi tiết của TLDN VN về chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Hà Nam. Nếu quý vị chưa có kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với TLDN VN để được:
- Tư vấn thành lập công ty miễn phí 24/7;
- Sử dụng dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán chuyên nghiệp;
- Cam kết chi phí thành lập công ty cạnh tranh nhất thị trường;
Trân trọng!