Tăng vốn điều lệ công ty là quy trình thực hiện tái cấu trúc vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tăng vốn điều lệ công ty có thể do chủ sở hữu tự bỏ vốn vào phát triển kinh doanh hoặc kêu gọi đối tác, bạn bè góp vốn đầu tư mở rộng kinh doanh. Việc tăng vốn điều lệ công ty giúp doanh nghiệp có thêm tiềm lực về vốn kinh doanh để mở ra nhiều cơ hội trong hoạt động doanh nghiệp. Tăng vốn điều lệ công ty cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho công ty bạn như:
- Giúp thiết lập niềm tin của các cổ đông, tăng độ bền vững của doanh nghiệp, thiết lập sự tin tưởng với đối tác, chủ nợ.
- Đảm bảo đầy đủ các tiêu chí an toàn trong họat động khi doanh nghiệp tăng quy mô hoạt động, mở rộng thị trường.
- Tăng hạn mức vay vốn ngân hàng khi cần thiết.
- Tăng tính hiệu quả, ổn định và phát triển của doanh nghiệp do có đồng vốn dồi dào, lợi nhuận ròng để đầu tư kinh doanh.
- Có thể hạn chế sự thâu tóm của một số thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp.
Ngoài những lợi ích về việc tăng vốn điều lệ công ty thì công ty cũng lưu ý một số vấn đề sau khi tăng vốn điều lệ như sau:
– Doanh nghiệp phải thực hiện thông báo, đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh khi tăng vốn điều lệ doanh nghiệp.
– Chuẩn bị đóng thuế môn bài theo bậc thuế môn bài mới tương ứng với mức vốn điều lệ sau khi tăng.
Tăng vốn điều lệ tức là tăng trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp, tăng trách nhiệm pháp lý về phần vốn góp của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp do đó, cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện tăng vốn điều lệ công ty. Hạn chế các trường hợp mới tăng vốn điều lệ sau đó lại giảm vốn điều lệ sẽ rất khó vì khi doanh nghiệp có mức vốn tăng lên và có trách nhiệm đối với các đối tác lớn hơn thì việc giảm vốn điều lệ là thủ tục khó hơn. Thủ tục giảm vốn điều lệ phải được cân nhắc và xem xét kỹ thì cơ quan đăng ký kinh doanh mới cho giảm vốn điều lệ.
Vậy làm sao để hiểu rõ hơn về thủ tục tăng vốn điều lệ công ty, TLDN VN mời bạn cùng tìm hiểu thêm một số thông tin dưới đây nhé:
Những loại hình doanh nghiệp nào được tăng vốn điều lệ công ty?
Tất cả các loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ đều được phép tăng vốn điều lệ nhằm mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp và bổ sung các lợi ích khác cho công ty tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của chủ sở hữu doanh nghiệp đó.
Các loại hình doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ công ty:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm: công ty TNHH một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên);
– Công ty hợp danh;
– Công ty cổ phần;
Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách nào?
- Thực hiện thông báo kêu gọi vốn góp của các thành viên cổ đông, hội đồng quản trị doanh nghiệp công ty
- Gia tăng thêm số lượng thành viên góp vốn mới.
- Chủ sở hữu tự bỏ tiền cá nhân và góp vốn vào công ty.;
Các phương thức tăng vốn điều lệ công ty của các loại hình doanh nghiệp:
Đối với tăng vốn điều lệ công ty cổ phần:
– Thực hiện thủ tục chào bán cổ phần: Bao gồm thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cho các cổ đông hiện hữu.
Chú ý: Trong trường hợp chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần thông thường (không phải công ty đại chúng) để tăng vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp cần phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ. Công ty có quyền bán cổ phần sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đối của Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chính vì vậy, đối với công ty cổ phần nếu có nhu cầu tăng vốn điều lệ đồng thời có phát sinh thêm cổ đông mới góp vốn thì không thực hiện đồng thời 2 thủ tục này (trừ trường hợp làm thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ). Do đó, để thuận lợi cho doanh nghiệp, Các bạn nên cho chuyển nhượng một phần nhỏ cổ phần cho cổ đông mới, sau đó mới thực hiện bước 2 là tăng vốn điều lệ cho công ty cổ phần thì thủ tục sẽ đơn giản và nhanh gọn hơn.
Đối với tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên:
– Tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc người khác góp thêm vốn vào công ty. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng vốn điều lệ và mức tăng vốn điều lệ công ty.
– Trường hợp tăng vốn điều lệ công ty bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình doanh nghiệp mới sau đây:
+ Nếu sau khi góp vốn mà công ty có từ 3 thành viên/cổ đông thì công ty tổ chức quản lý theo mô hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
+ Nếu sau khi góp vốn mà công ty có 2 thành viên thì công ty tổ chức quản lý theo mô hình công ty trách nhiệm hai thành viên và công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng vốn điều lệ.
Đối với tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
– Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới, sau đó phân chia tỷ lệ theo vốn điều lệ mới tăng.
– Tăng vốn góp của thành viên: Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty tại thời điểm công ty tiến hành thủ tục tăng vốn điều lệ mới.
Theo Điều 32 Luật doanh nghiệp 2014 quy định. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tăng vốn điều lệ công ty thì Công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính, Hồ sơ tăng vốn điều lệ doanh nghiệp bao gồm như sau:
Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Thông báo tăng vốn điều lệ công ty do người đại diện theo pháp luật ký; (Tải mẫu II-1 thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp);
- Quyết định bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ công ty của chủ tịch hội đồng thành viên;
- Bản sao biên bản họp về việc tăng vốn điều lệ của hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ công ty;
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác);
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên:
- Thông báo tăng vốn điều lệ công ty do người đại diện theo pháp luật ký; (Tải mẫu II-1 thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp);
- Quyết định bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ công ty của chủ tịch hội đồng thành viên;
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác);
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần:
- Thông báo tăng vốn điều lệ (do người đại diện theo pháp luật ký);(Tải mẫu II-1 thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp);
- Quyết định bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty
- Bản sao biên bản họp về việc tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc chữ ký của các cổ đông dự họp). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty (mẫu tham khảo).
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
Trường hợp công ty cổ phần tăng vốn điều lệ thông qua việc chào bán cổ phần, hồ sơ cần có:
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
(Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty).
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty Hợp danh:
- Thông báo tăng vốn điều lệ công ty (do người đại diện theo pháp luật ký); (Tải mẫu II-1 thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp);
- Quyết định bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ công ty của chủ tịch hội đồng thành viên;
- Bản sao biên bản họp về việc tăng vốn điều lệ của hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ công ty;
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác);
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
Doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện tăng vốn điều lệ công ty đồng thời phải thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh
Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ công ty:
Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014 thì khi doanh nghiệp phát sinh việc tăng vốn điều lệ thì doanh nghiệp có trách nhiệm làm hồ sơ thông báo về việc thay đổi tới cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có phát sinh thay đổi, nghĩa là: Doanh nghiệp cần hoàn thành việc góp đủ số tiền vào doanh nghiệp sau đó mới làm thủ tục thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh. Đây là điểm khác biệt so với thời hạn góp vốn khi thành lập doanh nghiệp là 90 ngày mà các doanh nghiệp hay nhầm lẫn.
Những thủ tục sau thay đổi tăng vốn điều lệ công ty:
– Trong trường hợp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ làm thay đổi bậc đóng môn bài phải nộp của năm kế tiếp thì chậm nhất là ngày 31/12 của năm phát sinh việc thay đổi, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo.
– Doanh nghiệp chú ý kê khai trong báo cáo tài chính có sự thay đổi về mục nguồn vốn chủ sở hữu.
Mức thuế môn bài căn cứ theo vốn điều lệ của doanh nghiệp như sau:
- Mức 1: Đối với doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm;
- Mức 2: Đối với doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: mức thuế môn bài là: 2,000.000 đồng/ năm;
- Mức 3: Đối với chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: mức thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
Còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc về tăng vốn điều lệ công ty và thay đổi vốn điều lệ công ty, vui lòng liên hệ TLDN VN để được tư vấn hỗ trợ thủ tục nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất.
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại TLDN VN