Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phân bón

5 /5 của 311 đánh giá

Muốn mở một công ty kinh doanh phân bón thì trước hết doanh nghiệp cần đảm bảo điều kiện kinh doanh phân bón theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh phân bón. Vậy thủ tục thành lập công ty phân bón như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây về những kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phân bón dễ dàng và hiệu quả nhất.

Điều kiện kinh doanh phân bón

Điều kiện kinh doanh phân bón

Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh phân bón phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định 108/2017 ngày 20/9/2017 của Chính phủ về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau:

  • Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;
  • Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
  • Người trực tiếp bán phân bón phải có chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
  • Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phân bón

Muốn thành lập một công ty kinh doanh phân bón thuận lơi thì doanh nghiệp cần lưu ý đến những điểm sau:

1. Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin để thành lập công ty kinh doanh phân bón

Đặt địa chỉ và chọn ngành nghề kinh doanh cho công ty

  • Công ty kinh doanh phân bón phải có địa chỉ chính xác ở bên trong lãnh thổ Việt Nam, không sử dụng địa chỉ ảo, địa chỉ sai. Những nơi cấm dùng làm địa điểm kinh doanh cũng không được đặt địa chỉ công ty phân bón ở đó. (Tham khảo ngay: Cách đặt địa chỉ công ty).
  • Công ty phân bón phải thực hiện chọn mã ngành nghề cùng ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty phân bón. Tham khảo ngay bảng danh mục ngành nghề kinh doanh phân bón dưới đây:
STT Tên ngành, nghề Mã ngành
1 Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ 2012
2 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp

4669
3 Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết: Bán lẻ phân bón.

4773
  • Ngoài ra, đối với những ngành nghề có yêu cầu về điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp phải tuân thủ những điều kiện đó, nhưng nếu không có yêu cầu thì doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động ngay khi có giấy phép kinh doanh. (Tham khảo thêm: Quy định về ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện).
  • Nếu doanh nghiệp kinh doanh phân bón có tiến hành sản xuất phân bón thì phải xin giấy phép sản xuất phân bón theo quy định.

Chọn người đại diện pháp luật và loại hình công ty

  • Doanh nghiệp kinh doanh phân bón hãy chọn một người có kinh nghiệm, có khả năng để làm người đại diện pháp luật cho công ty. Ngoài ra, người đại diện là người có trọng trách quan trọng đối với công ty, nên hãy chọn người không vi phạm những quy định về người đại diện theo pháp luật).
  • Công ty kinh doanh phân bón cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để xây dựng. Ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).

Về các loại vốn của công ty kinh doanh phân bón và cách đặt tên cho công ty

  • Công ty kinh doanh phân bón sẽ cần có các loại vốn cơ bản để được mở công ty. (Tham khảo thêm: Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty). Trong đó, vốn điều lệ là quan trọng nhất. Doanh nghiệp phải thực hiện kê khai vốn điều lệ phù hợp với tình trạng phát triển, khả năng của công ty. Bởi vốn điều lệ sẽ quyết định đến uy tín của công ty cũng như mức thuế môn bài phải đóng mỗi năm của doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó, còn có vốn pháp định, các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định có quy định rất rõ ràng trong danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định. Cụ thể trong trường hợp này, lĩnh vực kinh doanh phân bón không yêu cầu vốn pháp định nên doanh nghiệp không cần quá băn khoăn.
  • Khi đặt tên cho công ty kinh doanh phân bón bạn phải lưu ý đặt đủ theo cấu trúc loại hình công ty + tên riêng. Tên riêng phải tuân thủ những quy định của pháp luật về tên công ty như không giống hay trùng lặp, không gây nhầm lẫn, không có từ ngữ thiếu văn hóa. (Tham khảo thêm: Cách đặt tên công ty).

2. Kinh nghiệm làm hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh phân bón

Một kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phân bón quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý đó chính là kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ đăng ký mở công ty. Hồ sơ gồm những thủ tục như sau:

  • Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền về việc cấp phép kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp kinh doanh phân bón.
  • Giấy tờ liên quan như hộ chiếu, giấy CMND, thẻ căn cước công dân, giấy phép đăng ký kinh doanh hay tài liệu tương đương chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ của tổ chức.
  • Thông tin và bản danh sách đầy đủ của cổ đông và thành viên cùng mở công ty phân bón.
  • Điều lệ công ty kinh doanh phân bón.
  • Giấy ủy quyền để Nam Việt Luật thay mặt doanh nghiệp soạn thảo, hoàn thành và nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và đầu tư. (Chi tiết hơn: Hồ sơ thành lập công ty).

3. Kinh nghiệm hoàn tất thủ tục sau thành lập công ty kinh doanh phân bón

Một trong những kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phân bón mà bạn cũng cần hết sức lưu ý đó chính là hoàn tất các thủ tục sau khi công ty đi vào kinh doanh như:

Công bố thông tin đăng ký công ty phân bón và treo biển công ty

  • Thực hiện công bố thông tin về việc đã đăng ký thành lập công ty kinh doanh phân bón lên cổng thông tin của quốc gia.
  • Sau đó, thực hiện làm bảng hiệu và treo biển hiệu của công ty.

Khắc con dấu công ty, phát hành hóa đơn và đăng ký chữ số thuế

  • Doanh nghiệp kinh doanh phân bón phải thực hiện khắc mẫu dấu tròn của công ty sau khi được cấp mã số thuế. Mẫu dấu phải chứa đủ mã số thuế và tên công ty. Ngoài ra cũng cần thực hiện công khai mẫu dấu công khai.
  • Thông báo phát hành hóa đơn, in hóa đơn để sử dụng hoặc mua hóa đơn sử dụng nếu không phát hành.
  • Doanh nghiệp có thể đăng ký mua chữ ký số ở cơ qua thuế để tiến hành đóng các loại thuế online.

Thuê dịch vụ kế toán cho công ty kinh doanh phân bón và góp vốn

  • Công ty kinh doanh phân bón có thể thuê nhân viên kế toán về làm kế toán cho công ty. Tuy nhiên, nếu không bạn cũng có thể thuê dịch vụ kế toán ở Nam Việt Luật để tiến hành kết toán thuế, sổ sách cho công ty trong quá trình kinh doanh.
  • Doanh nghiệp kinh doanh phân bón sẽ phải thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày nếu trường hợp có góp vốn. (Tham khảo chi tiết hơn tại: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp).

Mở tài khoản ngân hàng và kê khai, đóng các loại thuế

  • Một kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phân bón không thể bỏ qua đó chính là mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Bạn hãy đến ngân hàng để mở tài khoản cho công ty. Cần chuẩn bị: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, con dấu, CMND.
  • Công ty kinh doanh phân bón thực hiện kê khai đầy đủ về những hồ sơ thuế khi thành lập.
  • Những loại thuế phải đóng khi mở doanh nghiệp kinh doanh phân bón đó là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài và thuế giá trị gia tăng.

Hy vọng những thông tin về điều kiện kinh doanh phân bón và kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phân bón trong bài viết trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình mở công ty. Nếu còn vướng mắc nào liên quan, bạn hãy liên hệ với Nam Việt Luật để được hỗ trợ chi tiết hơn.

Từ khóa liên quan:

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102