Khi muốn thành lập văn phòng đại diện, chúng ta có rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Trong đó, nội dung hoạt động của văn phòng đại diện là điều mà các thương nhân đặc biệt quan tâm. Vậy theo luật doanh nghiệp của Việt Nam thì nội dung và phạm vi hoạt động được quy định như thế nào? Cùng chúng tôi khám phá sâu hơn về chủ đề này qua bài viết sau nhé!
1. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện là gì?
Đến nay, số lượng văn phòng đại diện tại Việt Nam ngày càng gia tăng với nhiều quy mô khác nhau. Văn phòng đại diện thực tế là một đơn vị phụ thuộc vào một chủ thể (pháp nhân, cá nhân hoặc một chủ thể khác), được xây dựng tại địa điểm mà chủ thể đó không có trụ sở.
Theo Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 năm 2020 của luật pháp nước ta đã nêu rõ: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp”.
Điều này đồng nghĩa với việc văn phòng sẽ không được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh sinh lời. Hiện tại, mô hình hoạt động này được chia làm 2 nhóm: (1) Văn phòng đại diện cho công ty có hiện diện thương mại ở Việt Nam. (2) Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài ở Việt Nam.
Nội dung hoạt động chủ yếu của văn phòng đại diện là: thúc đẩy sự hiện diện của công ty, tạo dựng mạng lưới quan hệ và phát triển kinh doanh khi bắt đầu tấn công vào một thị trường hoàn toàn mới.
2. Phạm vi hoạt động
Khi thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài, không chỉ nội dung mà phạm vi hoạt động cũng được các công ty đặc biệt quan tâm. Bởi vì điều này giúp cho các thương nhân hiểu được quyền lợi cũng như số lượng chi nhánh mà mình có thể xây dựng.
Theo Điều 46 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 năm 2020, phạm vi hoạt động được nêu rõ như sau: “Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính”.
Tóm lại, nội dung hoạt động của văn phòng đại diện là liên lạc, tạo mối quan hệ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hợp tác,… Hy vọng những gì chúng tôi chia sẻ hữu ích, giúp bạn tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới và tránh phạm phải lỗi lầm khi tạo văn phòng đại diện nhé!
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại TLDN VN