Văn phòng đại diện hạch toán độc lập được không?

Hạch toán là một việc làm bắt buộc của các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo công tác kế toán được thực hiện một cách chính xác và đầy đủ nhất. Với sự phát triển vượt bậc, nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng văn phòng đại diện hạch toán độc lập có được hay không? Nếu bạn vẫn chưa tìm được câu trả lời thì đừng chần chừ nữa mà hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Văn phòng đại diện hạch toán độc lập được không?

Văn phòng đại diện sẽ không có quyền hạch toán độc lập 
Văn phòng đại diện sẽ không có quyền hạch toán độc lập

Văn phòng đại diện thực tế không có quyền tiến hành hạch toán độc lập. Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa chi nhánh và văn phòng đại diện. Nguyên nhân xảy ra điều này là:

  • Tính chất phụ thuộc: Văn phòng đại diện được định nghĩa là một đơn vị phụ thuộc trực tiếp vào công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân. Khi thành lập văn phòng đại diện, mọi hoạt động của nó đều được thực hiện dựa trên sự uỷ quyền từ công ty mẹ.
  • Không có chức năng kinh doanh: Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện là liên lạc, tạo dựng mối quan hệ, thúc đẩy sự phát triển, giám sát tiến độ thực hiện hợp đồng giữa công ty mẹ và đối tác. Ngoài ra, văn phòng không được cấp quyền tham gia các hoạt động kinh doanh trực tiếp.
  • Không có doanh thu, sinh lời: Bởi vì không có những hoạt động kinh doanh, cho nên văn phòng đại diện sẽ không có sinh lợi nhuận hay doanh thu. Đương nhiên, văn phòng cũng không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ.

2. Một số giao dịch chủ yếu tại văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện hạch toán tập trung tại công ty mà nó trực thuộc
Văn phòng đại diện hạch toán tập trung tại công ty mà nó trực thuộc

Thay vì hạch toán độc lập như chi nhánh, tất cả nghiệp vụ của văn phòng đại diện sẽ tiến hành hạch toán tập trung tại công ty mẹ. Các khoản thu từ khách hàng tại văn phòng sẽ có bản chất là thu hộ cho công ty mẹ Những giao dịch chủ yếu khi văn phòng đại diện đi vào hoạt động chính thức gồm:

  • Chi phí thuê không gian để mở văn phòng đại diện.
  • Chi phí điện, nước và điện thoại.
  • Chi phí dùng để giải trí, tiếp đón khách hàng.
  • Chi phí dùng để trả lương và những khoản phải trả cho nhân viên làm việc tại văn phòng.
  • Chi phí dùng để trả các khoản thuế cần nộp theo quy định của pháp luật.

Khi thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài thì nhất định không thể bỏ qua hạch toán kế toán bạn nhé. Mong rằng những gì chúng tôi chia sẻ trở nên hữu ích và bạn đã biết được cách mà văn phòng đại diện hạch toán rồi nhé!

Bài viết liên quan khác
0782222229
0909608102
button