Đóng thuế trong quá trình kinh doanh là điều bắt buộc cũng như trách nhiệm của mỗi công ty. Khi muốn thành lập văn phòng đại diện, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất cũng là: “Văn phòng đại diện nộp thuế ra sao?”. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại thuế áp dụng đối với VPĐD dựa theo Luật Doanh nghiệp và thông tin từ cục Thuế nhé!
1. Văn phòng đại diện có cần nộp thuế hay không?
Văn phòng đại diện được định nghĩa là một đơn vị phụ thuộc vào một chủ thể (pháp nhân, cá nhân hoặc 1 chủ thể bất kỳ nào khác), được xây dựng tại địa điểm mà chủ thể không có trụ sở tại đó.
Bởi vì không có chức năng kinh doanh, cho nên văn phòng đại diện sẽ không phát sinh thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) như một số mô hình doanh nghiệp khác trên thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng văn phòng vẫn phải sử dụng lao động và người lao động. Do đó, văn phòng có thể phát sinh thuế thu nhập cá nhân khi mức lương đủ điều kiện để nộp thuế.
2. Chi tiết các dạng thuế được áp dụng cho văn phòng đại diện
Bất kỳ doanh nghiệp hay hộ kinh doanh nào được thành lập đều phải thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Trong trường hợp phát sinh chi phí dùng để trả tiền lương cho nhân viên thì công ty đó cần nộp cả tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế môn bài. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các dạng thuế áp dụng đối với văn phòng đại diện.
- Thuế GTGT, thuế TNDN:
Bởi vì không có chức năng kinh doanh hay mua bán, cho nên văn phòng đại diện sẽ không phát sinh lợi nhuận. Đây cũng là lý do mà mô hình doanh nghiệp này không cần phải thực hiện quá trình kê khai thuế GTGT và thuế TNDN.
- Thuế TNCN:
Nếu VPĐD được công ty mẹ ủy quyền cho phép ký hợp đồng lao động thì công ty này phải chịu trách nhiệm kê khai, khấu trừ cũng như nộp thuế TNCN cho VPĐD.
- Thuế môn bài (hay lệ phí môn bài):
Dựa theo Điều 2, Nghị định 139/2016/NĐ-CP, những người buộc phải nộp lệ phí môn bài là: tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh mua bán, dịch vụ. Trong đó gồm có: địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Do đó, nếu VPĐD có tham gia vào các hoạt động như sản xuất hay kinh doanh thì mới cần nộp thuế môn bài.
Như vậy, văn phòng đại diện nộp thuế theo quy định từ Luật Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh. Mong rằng bài viết hữu ích và bạn đã nắm được kiến thức quan trọng trước khi thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài nhé!
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại TLDN VN