Trong hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ta có những nhà đầu tư trong nước và cũng có cả những nhà đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam đầu tư. Tương tự thì ở các nước khác trên thế giới cũng như vậy, nhà đầu tư Việt Nam có thể đến các nước bạn để đầu tư hoạt động kinh doanh sản xuất và đây được gọi là hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Nhà nước rất khuyến khích các nhà đầu tư trong nước thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích khai thác, phát triển thị trường mới, mở rộng thị trường tiêu thụ; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội về cho đất nước.
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật đầu tư, quy định khác của pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Vậy nhà đầu tư có thể đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức nào? Hình thức đầu tư ra nước ngoài được quy định ở đâu ?
Hình thức đầu tư ra nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư 2014 ở Điều 52 như sau:
Điều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
c) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Nhà đầu tư cso thể lựa chọn hình thức đầu tư ra nước ngoài như sau:
+ Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư: thành lập tổ chức kinh tế có thể gồm thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Thực hiện theo hợp đồng BCC ở nước ngoài: tức là nhà đầu tư Việt Nam sẽ ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư, hình thức này không cần thành lập tổ chức kinh tế trong nước tiếp nhận đầu tư.
+ Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Ở hình thức này nhà đầu tư có quyền tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.
+ Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. Loại hình thức này nhà đầu tư có thể dễ dàng đầu tư và rút vốn khi cần thiết, lợi nhuận dựa trên việc gia tăng giá trị của cổ phiếu nhưng nhà đầu tư không có quyền quản lý, điều hành trong công ty.
Nhà nước rất khuyến khích các nhà đầu tư trong nước thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích khai thác, phát triển thị trường mới, mở rộng thị trường tiêu thụ; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội về cho đất nước.
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật đầu tư, quy định khác của pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Vậy nhà đầu tư có thể đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức nào? Hình thức đầu tư ra nước ngoài được quy định ở đâu ?
Hình thức đầu tư ra nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư 2014 ở Điều 52 như sau:
Điều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
c) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Nhà đầu tư cso thể lựa chọn hình thức đầu tư ra nước ngoài như sau:
+ Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư: thành lập tổ chức kinh tế có thể gồm thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Thực hiện theo hợp đồng BCC ở nước ngoài: tức là nhà đầu tư Việt Nam sẽ ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư, hình thức này không cần thành lập tổ chức kinh tế trong nước tiếp nhận đầu tư.
+ Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Ở hình thức này nhà đầu tư có quyền tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.
+ Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. Loại hình thức này nhà đầu tư có thể dễ dàng đầu tư và rút vốn khi cần thiết, lợi nhuận dựa trên việc gia tăng giá trị của cổ phiếu nhưng nhà đầu tư không có quyền quản lý, điều hành trong công ty.
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại TLDN VN