Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

5 /5 của 436 đánh giá
Nhà nước rất khuyến khích các nhà đầu tư trong nước thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích khai thác, phát triển thị trường mới, mở rộng thị trường tiêu thụ; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội về cho đất nước.
Nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức đầu tư ra nước ngoài như thành lập tổ chức kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư; thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài; mua một phần vốn hay toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài; mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán; và các hình thức đầu tư khác theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư.
Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn có nghĩa là nhà đầu tư có thể dễ dàng tự do đầu tư ra nước ngoài với bất ký ngành nghề, với bất kỳ quy mô nào mà không có sự quản lý của nhà nước và cụ thể là sẽ có các dự án cần quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội hay Thủ tướng Chính phủ.
Vậy những dự án như thế nào cần đến quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội hay Thủ tướng Chính phủ ?
 
dau-tu-ra-nuoc-ngoai-1
 
Theo Luật đầu tư 2014 quy định ở Điều 54:
Điều 54. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
2. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
 
dau-tu-ra-nuoc-ngoai
 
Như vậy những dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định và những dự án có vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở lên thì cần quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội.
Trừ các dự án trong trường hợp cần quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội thì các dự án cần quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ là các dự án thuộc các ngành nghề ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư từ 400 tỷ đồng trở lên hoặc tất cả dự án có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên dù đầu tư kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào.

Từ khóa liên quan: Nước ngoài

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102