Thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có vốn nước ngoài

5 /5 của 330 đánh giá

Làm sao để thành lập công ty may mặc thành công. Thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có vốn nước ngoài như thế nào?. Nếu bạn đang băn khoăn những vấn đề này thì bài viết dưới đây sẻ chỉ ra trình tự cụ thể để thành lập công ty thành công.

I/ Trình tự thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có vốn nước ngoài

Khi thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp có thể tiến hành theo các cách thức và quy trình cụ thể như sau:

Phương thức 1: Đối tác nước ngoài mua cổ phần, vốn góp vào công ty kinh doanh sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam.

Đây là cách thức đơn giản để một chủ đầu tư của nước ngoài có thể kinh doanh sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thực hiện theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Doanh nhân ngoại quốc tiến hành đăng ký mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp kinh doanh doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
  • Bước 2: Làm thủ tục chuyển nhượng, mua bán vốn góp, cổ phần theo quy định.

Phướn thức 2: Thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (tỉ lệ từ 1 % - 100%).

Bước 1: Chủ đầu tư của nước ngoài thực hiện xin giấy phép đầu tư. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm:

  • Giấy đề nghị được cấp phép đầu tư cho doanh nhân ngoại quốc
  • Tài liệu chứng minh khả năng, điều kiện tài chính của chủ đầu tư như xác minh tài khoản ngân hàng, tài sản hay báo cáo tài chính.
  • Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của doanh nhân ngoại quốc. Nếu là tổ chức thì kèm theo giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân tương đương.
  • Đề xuất về dự án đầu tư kinh doanh.

Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài. Hồ sơ gồm:

  • Điều lệ của công ty có vốn quốc ngoại kinh doanh hàng may mặc.
  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký thành lập, mở doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Danh sách thành viên và cổ đông của công ty.
  • CMND, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hay giấy phép đăng ký doanh nghiệp của những người liên quan.
  • Giấy đăng ký đầu tư.

II/ Kinh nghiệm mở doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có vốn đầu tư nước ngoài thành công

Khi thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Chọn địa chỉ kinh doanh doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư từ nước ngoài:

- Địa chỉ doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài phải chính xác, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không đặt địa chỉ ở nơi cấm làm địa chỉ kinh doanh như chung cư, nhà tập thể.

- Có thể đặt địa chỉ công ty ở nhà riêng hoặc thuê địa chỉ đặt công ty. Một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty khác nhau.

- Ví dụ:

  • Địa chỉ công ty cần chính xác như: 481/7A Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TPHCM
  • Nếu là huyện, thị trấn thì cũng cần đầy đủ: 12/65 Thới Tam Thôn 17, Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
  • Địa chỉ công ty KHÔNG THỂ đặt là Tầng 2, chung cư Ánh sao, phương 12, quận 12, TPHCM.
  • Nếu địa chỉ đó đã đặt địa chỉ công ty A rồi thì vẫn có thể đặt địa chỉ của công ty B hay công ty C nữa.

>>> Để hiểu hơn về cách đặt địa chỉ, bạn có thể tham khảo thêm tại  Cách đặt địa chỉ công ty

Đặt tên doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư của nước ngoài:

- Doanh nghiệp cần đặt tên cho công ty sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài của mình. Bởi tên sẽ thể hiện thương hiệu riêng và giúp phân biệt với những doanh nghiệp khác. Tên công ty phải có đủ câu trúc gồm loại hình công ty và tên riêng.

Ví dụ:

  • Công ty cổ phần may mặc Nam Thăng Long
  • Công ty TNHH dệt may Hòa Phát
  • Công ty cổ phần may mặc Fashion
  • Công ty cổ phần dệt may Nam Việt

- Tên doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may không trùng lặp, không gây nhầm lẫn, không dùng từ ngữ thiếu văn hóa.  Thông thường bạn cần tiến hành tra cứu tên công ty trước khi sử dụng để tránh trùng lặp cũng như vi phạm quy định đặt tên.

Ví dụ:

  • Nếu đã có công ty có tên là công ty cổ phần may mặc Nam Thăng Long rồi thì bạn không thể sử dụng cái tên này nữa. Vì dù là loại hình công ty khác nhau, tên này vẫn bị đánh giá là trùng lặp.
  • Ngoài ra, bạn cũng không thể sử dụng tên Công ty cổ phần may mặc Nam Thăng Long 1 hay  Nam Thăng Long F vì nó là tên vi phạm quy định tên gây nhầm lẫn.

- Tên công ty không sử dụng tên của cơ quan chức năng, lực lượng vũ trang nhân dân hay cơ quan quản lý nhà nước.

  • Ví dụ: KHÔNG THỂ đặt tên công ty là Công ty cổ phần Hải quân Việt Nam.

>>> Tham khảo thêm về hướng dẫn cách đặt tên công ty

Kê khai vốn điều lệ công ty:

- Doanh nghiệp tiến hành kê khai vốn điều lệ phù hợp với khả năng và điều kiện tài chính của doanh nghiệp. Bởi vì ngành may mặc, dệt may thuộc ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ bao nhiêu cũng được.

  • Cụ thể, có thể kê khai vốn điều lệ là 50 triệu, 200 triệu, 500 triệu, 1 tỷ...tùy theo mong muốn của mình.

Chọn người đại diện theo pháp luật:

- Doanh nghiệp cần chọn người đại diện theo pháp luật để làm đại diện cho công ty khi đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động. Người đại diện pháp luật của công ty may mặc có thể là giám đốc, chủ tịch hay người được thuê về làm người đại diện.

- Doanh nghiệp cần đảm bảo luôn có 1 người đại diện pháp luật cư trú ở Việt Nam. Vì đây là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, do vậy, để đảm bảo vấn đề này, doanh nghiệp có thể chọn 2 – 3 người đại diện pháp luật.

- Trường hợp doanh nghiệp cảm thấy người đại diện pháp luật không còn phù hợp với công ty thì có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật để thay đổi người đại diện.

Đăng ký ngành nghề kinh doanh:

- Để có thể kinh doanh doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài, bạn cần đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp.

  • Một số ngành nghề có thể đăng ký kinh doanh gồm:

Tên ngành

Mã ngành

Sản xuất sợi

1311

Sản xuất vải dệt thoi

1312

Hoàn thiện sản phẩm dệt

1313

Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác.

1321

Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)

1322

Sản xuất thảm, chăn đệm

1323

Sản xuất các loại dây bện và lưới

1324

Sản xuất các loại hàng dệt khác.

1329

May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)

1410

Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

1420

Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc

1430

Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú

1511

Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm

1512

Chọn loại hình doanh nghiệp:

- Khi thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài, bạn cần lựa chọn loại hình công ty phù hợp để tiến hành kinh doanh. Hiện nay, khi mở công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam thì chỉ có thể chọn một trong 2 loại hình doanh nghiệp đó là công ty TNHH và công ty cổ phần.

  • Loại hình công ty TNHH thì có thể có tối thiểu 1 – 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
  • Loại hình công ty cổ phần thì cần có tối thiểu 3 thành viên và không giới hạn số lượng thành viên

>>> Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

III/ Những thủ tục phải hoàn tất sau khi thành lập công ty may mặc thành công

Sau khi nhận đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp cần thực hiện và hoàn tất các thủ tục dưới đây để tránh bị cơ quan chức năng xử phạt.

Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp tiến hành công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép mở doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Trường hợp không thực hiện đúng quy định,doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu VNĐ.

Góp vốn vào doanh nghiệp dệt may:

  • Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài cần tiến hành góp vốn theo quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Số vốn góp vào công ty sẽ là số vốn được cam kết ban đầu giữa các thành viên, cổ đông công ty.
  • Tài sản góp vốn có thể là tiền mặt, vàng, tài sản sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ...

>>> Tham khảo chi tiết hơn tại: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp.

Kê khai và đóng thuế:

  • Doanh nghiệp kinh doanh doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phải tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Đặc biệt, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài.
  • Theo quy định mới nhất thì những công ty thành lập sau 25/2/2020 sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên.

Khắc con dấu và công bố mẫu dấu:

  • Doanh nghiệp thực hiện khắc mẫu dấu và công bố mẫu dấu công khai sau khi doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động.
  • Mẫu dấu phải chứa đầy đủ thông tin như tên, mã số thuế, địa chỉ liên hệ của công ty.

Đăng ký tài khoản ngân hàng và chữ ký số:

  • Doanh nghiệp tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty mình tại ngân hàng giao dịch. Chủ công ty mang CMND, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở tài khoản. Sau đó, báo số tài khoản lên Sở Kế hoạch và đầu tư.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp đăng ký mua chữ ký số để đóng thuế online, việc mua chữ ký số là rất cần thiết, bởi hiện nay rất ít cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế trực tiếp theo kiểu truyền thống.

Phát hành hóa đơn và treo bảng hiệu công ty:

  • Doanh nghiệp kinh doanh may mặc tiến hành treo bảng hiệu công ty trước công ty. Bảng hiệu cần chứa tên, mã số thuế, địa chỉ công ty. Vì cơ quan thuế có thể sẽ xuống kiểm tra nên việc treo bảng hiệu cần sớm thực hiện.
  • Công ty cần thông báo phát hành hóa đơn, in hóa đơn để sử dụng theo đúng quy định hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Thuê dịch vụ kế toán:

  • Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài có vốn quốc ngoại sẽ cần thuê một kế toán viên sau khi thành lập công ty để có thể tính toán sổ sách và kê khai thuế. Nhưng nếu bạn chưa tìm được kế toán thì có thể sử dụng dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có vốn nước. Hy vọng, nội dung bài viết phần nào giúp độc giả nắm được những quy định cần thiết khi mở công ty may mặc. Nếu có bất cứ vướng mắc nào liên quan đến quy định thành lập công ty may mặc có vốn đối tác nước ngoài, hãy liên hệ cho Nam Việt Luật để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ mọi vướng mắc trên con đường kiến tạo và phát triển doanh nghiệp.

Từ khóa liên quan: Nước ngoài May mặc

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102