Hiệp định TPP giúp gì sau khi thành lập doanh nghiệp ?

5 /5 của 81 đánh giá
Chúng ta thường nghe hiệp định TPP sẽ thúc đẩy việc tăng trưởng bền vững cho nhiều doanh nghiệp nói riêng cũng như Việt Nam nói chung. Vậy khái niệm hiệp định TPP là gì? doanh nghiệp mới thành lập ảnh hưởng như thế nào từ hiệp định này? Cùng tìm hiểu nội dung hiệp định TPP để có được những kiến thức cần thiết và nắm rõ những tác động của hiệp định TPP đối với doanh nghiệp Việt Nam nhé

Hiệp định TPP là gì? TPP là gì ?

- TPP là viết tắt của Trans-Pacific Partnership Agreement hay còn gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

- Đây là một hiệp định có mục đích nhằm hội nhập nền kinh tế trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định được ký lần đầu tiên chỉ gồm có 04 nước tham gia vào năm 2005.

- Hiện nay hiệp định gồm sự tham gia của 12 quốc gia được ký kết vào năm 2016 tại Newzealand. 12 quốc gia tham gia ký kết TPP theo thứ tự năm tham gia gồm: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore (cùng tham gia năm 2005), Úc, Peru, Việt Nam (2008) Malaysia (2010), Mexico, Canada (2012) ,Nhật Bản (2013) và Hoa Kỳ (đã rút).

Hiệp định TPP giúp gì sau khi thành lập doanh nghiệp ?

Hiệp định TPP có hiệu lực khi nào?

- Hiệp định TPP được ký kết lần đầu tiên chỉ gồm có 04 nước tham gia vào ngày 3 tháng 06 năm 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05 năm 2006.. Lần đàm phán cuối cùng hiệp định được ký vào năm 2016 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên gồm Mexico, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Canada và Úc hoàn tất thủ tục phê chuẩn nội dung Hiệp định.

- Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiệp định TPP vào ngày 12 tháng 11 năm 2018. Và hiệp định TPP này đã có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 đối với Việt Nam.

Nội dung hiệp định TPP?

Hiệp định TPP dài 20 trang. Có thể tóm tắt nội dung của hiệp định xung quanh 05 nội dung chính xung quanh tiêu chuẩn thương mại toàn cầu như sau:

- Tăng cường tiếp cận thị trường: Nội dung Hiệp định TPP có những quy định liên quan việc cắt giảm thuế quan, hàng rào phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ; điều chỉnh lĩnh vực thương mại.

- Tạo thuận lợi tiếp cận cam kết trong khu vực: Nội dung Hiệp định TPP tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất , thương mại, cung ứng, cũng như đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ tạo việc làm. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng đời  sống và tạo thuận lợi cho việc hội nhập và mở cửa thị trường trong nước.

- Xem xét và giải quyết thách thức thương mại: Nội dung Hiệp định TPP đẩy mạnh việc đối mới, nâng cao năng suất, thúc đẩy cạnh tranh. Hiệp định TPP  giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế số và vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước.

- Thương mại toàn diện: Nội dung Hiệp định TPP đảm bảo sư phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự phát triển của mọi cấp đọ doanh nghiệp nhỏ đến lớn. Hiệp định TPP cam kết giúp đỡ và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dựng những cơ hội,, đồng thời cũng tạo ra những thách thức tới chính phủ của các nước tham gia hiệp định. Hiệp định TPP cũng cam kết phát triển năng lực thương mại để đảm bảo các bên đều đpá ứng những cam kết cũng như tận dụng được lợi ích của Hiệp định.

- Tạo nền tảng hội nhập khu vực: Mục đích của hiệp định TPP ra đời là tạo nền tảng hội nhập kinh tế cho khu vực đồng thời xây dựng những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hiệp định TPP giúp gì cho doanh nghiệp Việt Nam?

Với những nội dung được liệt kê ở mục 3 có thể khẳng định Hiệp định TPP mở ra nhiều cơ hội và tạo ra những yếu tố tích cực cho các doanh nghiệp thành viên. Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia đực hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TPP, vì Việt Nam đang là quốc gia đang phát triển, còn nhỏ và trình độ còn chưa cao. Trong khi đó, mục đích của hiệp định TPP là cân bằng lợi ích của các nước thành viên.  Vậy thực tế sau hơn 01 năm có hiệu lực của Hiệp định này đã giúp ích gì cho nền kinh tế và sự phát triển của Việt Nam. Hãy cùng Nam Việt Luật chúng tôi tìm hiểu và phân tích nhé.

- Về cơ bản, hiệp định TPP thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra các nước bên ngoài, đặc biệt là các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Úc, Canada... Cam kết xóa bỏ thuế quan đã thúc đẩy mạnh mẽ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Việt Nam đã xuất khẩu mạnh mẽ các mặt hàng về linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, hàng thủ sarnn, hàng dệt may… Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh  ngay khi hiệp định TPP có hiệu lực như Canada, Mexico. Kim ngạch nhập khẩu về cơ bản là giảm hoặc tăng không đáng kể (trừ thị trường Úc). Từ đó dẫn đến cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có thặng dư.

- Tham gia hiệp định TPP đã giúp tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế cho các nước thành viên trong đó có Việt Nam từ đó đã giúp Việt Nam trở thành một đối tác đáng tin cậy, một địa chỉ hấp dẫn thu hút sự quan tâm và đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều ngành nghề và giá trị lớn và công nghệ cao.

- Cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn bằng việc xuất nhập khẩu nhiều hơn cho các nước ngoài khu vực Đông Á như trước đây mà đẩy mạnh xuất nhập khẩu với các nước trong TPP.

- Bên cạnh các lợi ích đạt được với các cam kết trong hiệp định TPP, Việt Nam còn đạt được các cam kết song phương với nhiều nước thành viên TPP và có tác động tích cực đến một số lĩnh vực mà Việt Nam đang đàm phán thương lượng. Cụ thể, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận song phương với Hoa Kỳ về dệt may, thỏa thuận với Úc về tăng thời gian làm việc của các thể nhân Việt Nam tại Úc.

Bên cạnh những lợi ích mà hiệp định TPP mang lại, Việt Nam của chúng ta cũng đối mặt với một số thách thức. Ví dụ như lĩnh vực chăn nuôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn do năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, phương thức sản xuất vẫn còn đơn sơ thủ công, chi phí dành cho việc phát triển sản xuất còn cao… Do vậy chính phủ Việt Nam cũng đang đưa ra các chính sách nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức của Việt Nam.

Qua bài viết trên hy vọng bạn đọc đã có kiến thức hiệp định thương mại TPP là gì? Nội dung hiệp định TPP và những tác động cũng nhứ ảnh hưởng của TPP giúp gì cho doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó giúp doanh nghiệp Việt Nam nắm rõ những lợi ích mà hiệp định TPP mang lại để tận dụng và đẩy mạnh hơn nữa việc tham gia vào chuỗi thị trường toàn cầu.


Từ khóa liên quan:

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102